Kết nối thương hiệu Việt từ góc nhìn của tập đoàn Tân Hiệp Phát:

Không thể đi một mình để phát triển

Thứ năm, 05/12/2019 09:46 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tục ngữ Việt Nam có câu “Một cây làm chẳng nên non”. Trên hành trình chinh phục biển lớn, hội nhập kinh tế quốc tế, rõ một điều là nếu các doanh nghiệp Việt không hợp lực, không kết nối mạnh mẽ với nhau, thì khát vọng định vị thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế sẽ khó mà thành.

Cũng chính từ thực tế ấy mà góc nhìn của Tập đoàn Tân Hiệp Phát: “Không thể đi một mình để phát triển” - được bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn chia sẻ tại cuộc Tọa đàm “Kết nối thương hiệu Việt” vừa được Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 29/11 vừa qua - đã nhận được sự đồng tình của các đại biểu tham dự cuộc Tọa đàm.

Từ chung sức đến “đi cùng nhau”, “hợp tác để phát triển”

Tại Tập đoàn Tân Hiệp Phát, câu chuyện kết nối, hợp tác để cùng nhau phát triển đã được đặt ra từ lâu và những người lãnh đạo cao nhất của Tập đoàn cũng đã không ít lần đề cập tới vấn đề này tại nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, trao đổi. Đơn cử như tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2019, do Bộ Công thương tổ chức tại Hà Nội tháng 4/2019, đại diện Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã chia sẻ mong muốn của Tập đoàn là chung sức cùng cộng đồng doanh nghiệp xây dựng Thương hiệu quốc gia. Cùng với cộng đồng doanh nghiệp của đất nước, Tân Hiệp Phát đang nỗ lực xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia mang sắc thái riêng.

Bà Trần Uyên Phương- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Bà Trần Uyên Phương- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Mới đây nhất, tại Tọa đàm “kết nối thương hiệu Việt”, Phó Tổng giám đốc Trần Uyên Phương lại một lần nữa khẳng định: ngay từ khi mới ra đời, Tân Hiệp Phát đã xác định rằng phải đồng hành cùng các đối tác như nhà cung cấp. Tinh thần hợp tác của Tân Hiệp Phát, theo bà Phương, thể hiện ngay từ cái tên của tập đoàn. “Hiệp Phát” có nghĩa là hợp tác để phát triển. Quá trình hợp tác với các nhà cung cấp đã dẫn đến sự thay đổi tư duy của ban lãnh đạo Tân Hiệp Phát. Ban đầu, quan hệ giữa Tân Hiệp Phát với các nhà cung cấp giống như quan hệ đối tác thông thường, nghĩa là “mua đứt, bán đoạn”. Sau đó, tập đoàn nâng tầm mối quan hệ hợp tác lên tầm cao mới bằng cách phối hợp cùng các nhà cung cấp để xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh. “Hiện tại, chúng tôi đã tiến tới giai đoạn thứ ba: Chia sẻ để thành công. Chúng tôi quan niệm rằng Tân Hiệp Phát chỉ có thể đạt tới tầm nhìn mà tập đoàn mong đợi nếu chúng tôi liên tục chia sẻ để học hỏi và tìm giải pháp cùng các nhà cung cấp”, Phó Tổng giám đốc Trần Uyên Phương chia sẻ. Không chỉ chia sẻ những bí quyết của tập đoàn - như giải pháp quản trị doanh nghiệp gia đình, Tân Hiệp Phát còn tổ chức nhiều chương trình cùng với các nhà cung cấp, như các sự kiện kết nối giao thương.

“Quan điểm của Tân Hiệp Phát (THP) là để trở thành công ty top 10 châu Á trong ngành giải khát và thực phẩm thì không thể đi một mình để phát triển mà phải có sự hợp tác từ phía các nhà cung ứng” - Phó Tổng Giám đốc Trần Uyên Phương khẳng định. Cũng chính từ góc nhìn này mà đại diện Tập đoàn Tân Hiệp Phát rất chia sẻ với phát biểu khai mạc tọa đàm của Tổng biên tập tạp chí Nhà Đầu tư Nguyễn Anh Tuấn: “Liên kết để cùng tạo nên sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt, thương hiệu Việt là yếu tố quan trọng để vượt qua thách thức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đó cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh thương hiệu quốc gia, đưa đất nước tiến nhanh đến sự phồn thịnh”.

Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình, là đầu tư dài hạn

Trên hành trình hội nhập kinh tế quốc tế, một câu hỏi được đặt ra: Điểm yếu nhất của doanh nghiệp Việt trong cuộc cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường quốc tế là gì?

Câu trả lời được các chuyên gia về phát triển thương hiệu, các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách và cũng là thừa nhận của bản thân các tập đoàn, doanh nghiệp, chính là việc doanh nghiệp Việt, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần lớn chưa chú trọng đến câu chuyện xây dựng thương hiệu cũng như chưa mấy mặn mà với việc kết nối các thương hiệu với nhau. “Điểm yếu trong kết nối của doanh nghiệp Việt là câu chuyện thời gian và nguồn lực cho kết nối thương hiệu Việt. Doanh nghiệp cần có chiến lược để xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa nói: “chúng tôi lo bữa ăn hàng ngày làm gì có thời gian để ý tới thương hiệu”. Đây chính là câu chuyện thiếu chiến lược cho một doanh nghiệp, thiếu đầu tư về con người, tài chính và công nghệ. Cùng với đó là thiếu tính nhất quán”- ông Vũ Xuân Trường đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhận định.

Xung quanh câu chuyện xây dựng thương hiệu, tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2019 với chủ đề “Định hướng Chiến lược Thương hiệu Quốc gia Việt Nam”, Phó Tổng Giám đốc Trần Uyên Phương đã khẳng định điều tạo nên khác biệt của Tân Hiệp Phát là xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Để có thương hiệu nhiều người biết đến như Dr Thanh, Number One, Trà Xanh 0 độ… như hiện nay, Tân Hiệp Phát đã tốn 18 năm. Đó là quá trình dài thể hiện sự nỗ lực tổng thể về chất lượng, đổi mới sáng tạo, khát vọng vươn lên.

Tại Tọa đàm “Kết nối Thương hiệu Việt”, Phó Tổng Giám đốc Trần Uyên Phương lại một lần nữa nhấn mạnh về quan điểm xây dựng thương hiệu nhìn từ góc nhìn thực tế của Tân Hiệp Phát khi khẳng định: Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình, là đầu tư dài hạn chứ không phải ngắn hạn. Bản thân THP muốn xây dựng một thương hiệu Việt tồn tại 100 năm. Nay THP mới được 25 năm nhưng chúng tôi tự tin xây dựng được thương hiệu 100 năm. Tư duy thay đổi thì mới có hành động đúng. Suy nghĩ dài hơi mới có kế hoạch giải pháp cho môi trường, con người. Chúng tôi nghĩ rằng phải có kế hoạch dài hạn để “không chỉ tốt cho người làm THP hiện tại mà còn cho con cháu họ sau này”. Nữ doanh nhân trẻ cũng nhấn mạnh: “Với chúng tôi thương hiệu là đầu tư. Gọi nó là đầu tư vì nó phải mang lại lợi ích gì. Không định hình được giá trị cuối cùng của thương hiệu đó là gì thì chỉ là nhận biết thương hiệu chứ không phải là giá trị thương hiệu. Với THP đã xây thì phải xây cho một giá trị nào vì đều phải dùng tiền để đầu tư”. Bà Uyên Phương cũng cho biết: “Các bạn học của tôi ở nước ngoài rất ngạc nhiên, họ không tin rằng 1 doanh nghiệp (DN) địa phương như THP có thể vượt lên Coca-Cola – một thương hiệu hàng đầu thế giới”.

Tân Hiệp Phát đã “vượt lên người khổng lồ” bởi đã biết chú trọng “xây dựng thương hiệu ngay từ đầu”. Vẫn biết mỗi doanh nghiệp khác nhau mang trên mình những đặc điểm mang tính cá thể khác nhau cũng như có quyền chọn cho mình một lối đi riêng. Nhưng một chiến lược xây dựng thương hiệu, một sự “hiểu biết rất sâu về vấn đề xây dựng thương hiệu và dành một lượng đáng kể ngân sách cho hoạt động này” sẽ là điều mà thiết nghĩ hết thảy doanh nghiệp Việt nên lưu tâm. Việt Nam - như lời kêu gọi của Thủ tướng, để chạm tới giấc mơ thịnh vượng, sẽ cần lắm sức mạnh thương hiệu quốc gia, mà thương hiệu quốc gia sẽ chỉ tạo dựng được từ chính sức mạnh của mỗi thương hiệu Việt.

Nguyễn Hà

Tin khác

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp