Khúc ru trầm: Đêm nhạc hướng về nguồn cội

Chủ nhật, 08/05/2022 21:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi xuất bản tuyển tập ca khúc “Khúc ru trầm”, NXB Hội Nhà văn, năm 2022 với 77 ca khúc được phổ từ thơ của mình, nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh đã chọn ra 14 ca khúc để tổ chức đêm ca nhạc cùng tên tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Sự kiện: ca khúc

Đêm ngày 5/5/2022, nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh đã mang những giai điệu sâu lắng trong “Khúc ru trầm” về quê ngay chính quê mẹ của mình để tạ ơn Làng. “Khúc ru trầm” là sự giao thoa giữa thơ và nhạc. Tại đây, cảm xúc của nhà thơ và nhạc sĩ đã thăng hoa. Gần bốn mươi nhạc sĩ trong nước và hải ngoại như: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Trần Thế Bảo, Hoài An, Võ Hoài Phúc, Quỳnh Hợp, Quỳnh Lệ, Trịnh Thùy Mỹ, Trung Kim, Minh Trí (Sài Gòn); Nhạc sĩ Trọng Đài, Nguyễn Cường, Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Vĩnh Tiến, Trọng Lưu, Nguyễn Trần Đức Anh (Hà Nội), Lê Anh (Huế), Dương Văn Lợt (Kon Tum), Nguyễn Ngọc Tiến, Phạm Đăng Khương (Hoa Kỳ). Riêng các nhạc sĩ tên tuổi ở ngay chính quê hương Quảng Nam - Đà Nẵng của nhà thơ chiếm phần nhiều như nhạc sĩ Trịnh Tuấn Khanh, Đình Thậm, Huỳnh Ngọc Hải, Diệp Chí Huy, Nam An, Nguyễn Đức, Nguyễn Xuân Minh, Thái Nghĩa, Trần Ái Nghĩa, Nguyễn Duy Khoái, Phan Trường Sơn, Quang Khánh, Thái Phú, Đinh Gia Hòa, Trương Công Ảnh, Huỳnh Văn Tấn, Thu Nguyễn, Hoàng Bích… họ đã gặp gỡ với nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh ở trái tim. Họ đã cùng trải lòng mình cùng với một người dành cả đời mình cho thi ca.

khuc ru tram dem nhac huong ve nguon coi hinh 1

Lãnh đạo huyện Đại Lộc tặng hoa chúc mừng nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh.

Nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh không ngừng đổi mới thơ mình. Chính vì thế thơ anh vô cùng đa dạng về cả thể loại và đề tài. Chỉ trong 14 ca khúc thôi, nhưng chúng ta gặp gỡ rất nhiều những hình ảnh, rất nhiều những cảm xúc mà nhà thơ gieo vào lòng chúng ta. Hình ảnh bà mẹ hi sinh âm thầm, mưa dầm nắng dãi. Hình ảnh một gã thư sinh đa tình giữ trong lòng hình bóng một nàng thơ. Và dáng dấp làng quê, dòng sông, con đò chở đầy kỷ niệm là hình ảnh điển hình trong thơ anh. Nói như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo lúc sinh thời: “Nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh là một người phục chế lại ký ức, phục chế lại thời gian đã mất”. Anh vẫn mắc cạn ở quá khứ, dù đời đã mòn dần. Mà những cảm xúc ấy, chúng ta đều có thể dễ dàng bắt gặp trong “Đêm xa làng”, “Nhớ mùa hoa ven sông”, “Làng”, “Ký ức làng quê”, Gánh phố… Những tựa đề đơn giản thế mà lại có quyền năng đưa ta về với làng quê, dòng sông thời thơ bé.

khuc ru tram dem nhac huong ve nguon coi hinh 2

Ca sĩ, nhạc sĩ Đình Thậm hát bài Quê mẹ do NS Nguyễn Thuỵ Kha phổ từ bài thơ cùng tên của Nguyễn Ngọc Hạnh.

Chính vì chứa chan những tình cảm mà đêm nhạc đã níu áo hàng trăm khán giả về tham dự tại Trung tâm VH-TT Điện Bàn và những người yêu nhạc theo dõi trực tiếp trên các kênh youtube, facebook của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Trong đó có lãnh đạo Thị xã Điện Bàn (quê ngoại nhà thơ) và lãnh đạo huyện Đại Lộc (quê nội nhà thơ) đã mang đến không chỉ những lẵng hoa chúc mừng mà còn biết bao lời khen tặng. Cùng với những văn nghệ sĩ là thân hữu của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, và những giọng ca tha thiết, trữ tình tên tuổi như Đình Thậm, Thanh Trà, Thu Hương, Mỹ Phượng, Hữu Đức, Thanh Yên của thành phố Đà Nẵng…

khuc ru tram dem nhac huong ve nguon coi hinh 3

Ca sĩ Thanh Trà trong đêm diễn Khúc ru trầm.

Thay mặt lãnh đạo TX. Điện Bàn, ông Nguyễn Văn Dũng có đôi lời chia sẻ trong đêm nhạc: “Kính thưa quý vị, Điện Bàn là quê ngoại của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh và hơn thế nữa, đây cũng là nơi anh đã cùng chúng tôi hoạt động văn nghệ với thật nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Cách đây 10 năm, đêm thi - ca “Ký ức dòng sông” của nhà thơ cũng đã được tổ chức tại Trung tâm VH-TT Điện Bàn với gần 800 khán giả tham dự. Đó là một kỷ niệm đáng nhớ của chúng tôi và nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Lần này, nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh cho ra đời “Khúc ru trầm” cũng đã được công chúng đón nhận, hơn 20 báo đài đưa tin. Đây là một hiện tượng thơ phổ nhạc hiếm có. Chúng tôi xin chúc mừng nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh đã cho ra đời một tác phẩm thơ và nhạc giao hòa. Và, chúng tôi một lần nữa được tổ chức đêm nhạc này để giới thiệu một số ca khúc phổ thơ Nguyễn Ngọc Hạnh đến với công chúng yêu âm nhạc ở Điện Bàn và cả nước. Hy vọng đêm nhạc sẽ mang lại cho quý vị nhiều cảm xúc. Mong rằng đêm nhạc sẽ để lại dấu ấn trong lòng khán thính giả gần xa”.

Tuy đường xa cách trở, nhưng nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha không quản ngại từ Hà Nội vào đây để chia vui cùng người bạn thơ mà ông quý mến. Trong đêm nhạc này, nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha có mấy cảm nhận tinh tế về thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: “Thơ anh giàu tính nhạc, thơ đọc lên đã thành những giai điệu đậm chất trữ tình. Đó là lợi thế để thơ Nguyễn Ngọc Hạnh được phổ nhạc nhiều và trở thành những ca khúc hay trong lòng công chúng. Nguyễn Ngọc Hạnh ra đi từ làng, về sống nơi phố thị nhưng tình cảm với quê hương, với những điều gắn bó từ làng vẫn vẹn nguyên, vẫn dạt dào, âm ỉ chảy trong huyết mạch. Những bài thơ đầy ắp nỗi niềm thương cảm của nhà thơ đã được gần 40 nhạc sĩ phổ thành 77 ca khúc thật ấn tượng. Giữa những tất bật của cuộc sống đời thường, khi nghe những ca khúc này lòng mỗi người lại muốn quay về hoài niệm với ký ức xa xưa.”.

khuc ru tram dem nhac huong ve nguon coi hinh 4

Biểu diễn trong đêm nhạc Khúc ru trầm.

Đêm nhạc Khúc ru trầm là một minh chứng cho hành trình sáng tạo và lao động nghệ thuật bền bỉ, nghiêm túc của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Hơn ai hết chính ông là người hiểu sâu sắc mối quan hệ giữa nhà thơ với thơ, giữa thơ ca và âm nhạc. Đây là nơi trú ngụ, nương thân, tỏa sáng, nâng đỡ nhau của những tâm hồn đồng điệu trên đường về nguồn cội.

Thanh Hải

Tin khác

Khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”

Khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”

(CLO) Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng ngày 26/4, tại Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Tổng cục Hậu cần (TCHC) chỉ đạo Cục Chính trị phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc, cắt băng khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Các Nghị quyết, chỉ đạo quan trọng của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng quyết định thắng lợi Điện Biên Phủ

Các Nghị quyết, chỉ đạo quan trọng của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng quyết định thắng lợi Điện Biên Phủ

Trong bối cảnh cuộc chiến Điện Biên Phủ đang dần bước vào những thời khắc quyết định, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã đưa ra các nghị quyết, chỉ đạo quan trọng mang tính định hướng cho Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.

Đời sống văn hóa
Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm 'Thăng Long hội tụ'

Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm "Thăng Long hội tụ"

(CLO) Nhân Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), ngày 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra khai mạc Triển lãm mỹ thuật mang tên "Thăng Long hội tụ" do các nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa từ thị xã Sơn Tây và Hà Nội phối hợp tổ chức.

Đời sống văn hóa
Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa