Kim Động (Hưng Yên):

Kim Động (Hưng Yên): Cơ quan chức năng làm ngơ, bến bãi ngang nhiên hoạt động trong mùa mưa lũ

Thứ năm, 01/08/2019 15:07 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo quy định, thời điểm mùa mưa lũ (1/5 - 31/10 hàng năm), bến bãi phải dừng hoạt động. Tuy nhiên, dọc tuyến sông Hồng chảy qua địa bàn huyện Kim Động, hàng loạt bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng vẫn vô tư hoạt động vi phạm pháp luật đê điều...

Tại huyện Kim Động có 8 bến bãi được cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên giám sát việc hoạt động và đa phần đã được cấp các thủ tục liên quan đến chủ trương đầu tư, Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa... Có thể kể đến các doanh nghiệp hiện nay nằm trên địa bàn huyện Kim Động đang hoạt động tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng (chủ yếu là cát đen, cát vàng) như: Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Vi Thành (xã Thọ Vinh), Công ty TNHH Xuân Hồng (xã Thọ Vinh), Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Thịnh (xã Phú Thịnh), Công ty TNHH DV&TM Hoàng Anh (xã Mai Động), Công ty Cổ phần Vân Đức (xã Mai Động, xã Hùng An, xã Đức Hợp).

Những núi cát vẫn được Công ty TNHH Xuân Hồng chất cao ven sông Hồng trong mùa mưa bão tại huyện Kim Động.

Những núi cát vẫn được Công ty TNHH Xuân Hồng chất cao ven sông Hồng trong mùa mưa bão tại huyện Kim Động.

Theo quy định, nơi xây dựng bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi phải phù hợp với địa điểm được quy hoạch xây dựng bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh. Chiều cao tập kết cát, sỏi tối đa 5m; xung quanh bến bãi phải xây dựng tường bao để đảm bảo cát, sỏi và nước thải không được tràn ra ngoài phạm vi bến bãi... Đặc biệt, thời gian được sử dụng bến bãi trong năm là mùa khô (từ 1/11 năm trước đến hết 30/4 năm sau). Khi đến mùa mưa lũ (từ 1/5 đến hết 31/10 hàng năm) phải giải phóng bến bãi để không ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ của lưu vực...

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, các bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Kim Động vẫn hoạt động một cách tấp nập. Những chuyến tầu chở vật liệu xây dựng như cát, đá, sỏi, than và chở đất vẫn vô tư cập bến mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Trong khi đó, những chiếc xe được cơi nới thùng thành, có dấu hiệu quá tải được huy động để vận chuyển vật liệu xây dựng vô tư chạy ầm ầm trên tuyến đê sông Hồng.

Khu vực bến bãi của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Vi Thành bên cạnh bến đò Vườn Chuối vẫn đang hoạt động tấp nập.

Khu vực bến bãi của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Vi Thành bên cạnh bến đò Vườn Chuối vẫn đang hoạt động tấp nập.

Phóng viên có mặt tại khu vực bến bãi của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Vi Thành (xã Thọ Vinh), nhận thấy  con đường từ tuyến đê sông Hồng vào bến bãi (cũng là con đường ra bến đò Vườn Chuối) đã bị tàn phá nặng nề bởi xe quá tải. Ngay sát rìa sông, những đống cát đen, cát vàng cao hơn 5m vẫn được tập kết mà không hề được giải tỏa; những chiếc xe Howo có tải trọng hàng chục tấn vẫn ra vào để chuyên chở cát đen, cát vàng đi tiêu thụ.

Cũng tại xã Thọ Vinh, Công ty TNHH Xuân Hồng được UBND tỉnh Hưng Yên cho phép được xây dựng bến là một bến neo đậu tầu, thuyền và bốc xếp vật liệu tạm thời (Quyết định số 756/QĐ-UBND). Theo ghi nhận của phóng viên, doanh nghiệp này vẫn đang cho hoạt động bơm cát đen từ ngoài sông Hồng lên khu vực bãi tập kết tạo thành những núi cát khổng lồ. Ngay trên đỉnh bãi, những chiếc máy xúc vẫn đang hoạt động tạo thành những hố lớn để có thể chất được nhiều vật liệu xây dựng hơn.

Những chuyến tàu chở than của Công ty TNHH DV&TM Hoàng Anh vẫn cập bến xã Mai Động, rìa sông là những đống vật liệu xây dựng lớn không được giải tỏa.

Những chuyến tàu chở than của Công ty TNHH DV&TM Hoàng Anh vẫn cập bến xã Mai Động, rìa sông là những đống vật liệu xây dựng lớn không được giải tỏa.

Công ty TNHH DV&TM Hoàng Anh (xã Mai Động) hoạt động cũng không kém phần nhộn nhịp. Doanh nghiệp này không chỉ kinh doanh vật liệu xây dựng mà còn sản xuất gạch tuynel và xây dựng. Những diện tích đất nông nghiệp được doanh nghiệp tận dụng triệt để để làm bãi tập kết cát đen; dưới bến, những chiếc máy xúc, xe tải vẫn hoạt động hết công suất vận chuyển than vào bãi tập kết để bên trong.

Tại xã Phú Thịnh, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Thịnh còn hoạt động bến bãi không phép trên đất nông nghiệp. Mặc dù cơ quan chức năng đã yêu cầu giải tỏa nhưng doanh nghiệp này vẫn vô tư hoạt động thách thức chính quyền sở tại.

Qua ghi nhận, có thể thấy rất rõ hoạt động trái phép của các bến bãi trong mùa mưa lũ. Những núi cát  cao cả chục mét vẫn được doanh nghiệp tập kết ngay sát mép sông Hồng. Hoạt động bơm cát từ ngoài sông Hồng vào bãi sau đó được những dàn xe chuyên chở đi tiêu thụ cứ thế lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, vì sao những bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng này vẫn có thể hoạt động mà không được cơ quan chức năng xử lý? Trong mùa mưa bão, các mỏ cát phải đóng cửa theo quy định nhưng vẫn có hàng vạn mét khối cát đen, cát vàng được bơm lên các bến bãi của doanh nghiệp. Vậy chúng ở đâu ra? Có hay không việc doanh nghiệp thu mua cát từ hoạt động của “cát tặc” để buôn bán trái phép?

Một điểm tập kết cát đen khổng lồ của Công ty Cổ phần Vân Đức.

Một điểm tập kết cát đen khổng lồ của Công ty Cổ phần Vân Đức.

Phóng viên đã làm việc với lãnh đạo các xã, bà Nguyễn Thị Lương – Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Động, ông Nguyễn Đức Đoàn – đại diện Sở Giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên. Khi được hỏi “tại sao các bến bãi ven sông Hồng vẫn hoạt động trong mùa mưa bão”, câu trả lời được những chính quyền địa phương, cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên đưa ra khá giống nhau: Theo quy định đúng là bến bãi không được phép hoạt động trong mùa mưa bão thời điểm từ 1/5 đến 31/10 hàng năm. UBND tỉnh Hưng Yên cũng đã có văn bản quy định về việc này. Nhưng nếu cấm như thế thì làm sao có thể phát triển được kinh tế và phục vụ được nhu cầu cho xây dựng(?)

Những chiếc xe có dấu hiệu quá tải vẫn vô tư chạy trên tuyến đê sông Hồng nhưng không bị xử lý.

Những chiếc xe có dấu hiệu quá tải vẫn vô tư chạy trên tuyến đê sông Hồng nhưng không bị xử lý.

Phải chăng chính thái độ thờ ơ của chính quyền sở tại, Hạt Quản lý đê điều huyện Kim Động, Công an huyện Kim Động, lực lượng Cảnh sát đường thủy – Công an tỉnh Hưng Yên đang tiếp tay cho doanh nghiệp bất chấp các quy định của pháp luật?

Được biết, cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên đang tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động của những doanh nghiệp đang hoạt động bến thủy nội địa, bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vi phạm của những doanh nghiệp nêu trên trong những kỳ tiếp theo.

Quốc Trần

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra