Kim Hoàng - Sống lại một dòng tranh

Thứ hai, 23/01/2023 16:04 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhắc đến tranh Tết dân gian, người ta thường nghĩ ngay đến tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống. Ít ai biết, Kim Hoàng cũng là một dòng tranh nổi tiếng đất Kinh Kỳ xưa mỗi dịp Tết đến xuân về.

Thăng trầm “tranh đỏ”

Theo các nhà nghiên cứu, tranh Kim Hoàng do dòng họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Hóa ra Thăng Long lập nghiệp sáng tạo ra cách đây gần 300 năm. Tranh thường thể hiện những chủ đề quen thuộc với người nông thôn như tranh cuộc sống đồng quê, tranh gà, tranh lợn, tranh ông Công ông Táo… Tuy nhiên, khác với tranh Đông Hồ in trên giấy điệp, tranh Hàng Trống vẽ trên giấy dó thì tranh Kim Hoàng sử dụng các sắc hồng điều, đỏ cam, vàng yến… hết sức rực rỡ để làm nền, vì thế mà tranh Kim Hoàng còn được gọi là “tranh đỏ”.

kim hoang  song lai mot dong tranh hinh 1

Nghệ nhân Đào Đình Chung - người kế thừa duy nhất của dòng tranh Kim Hoàng.

Các cụ cao tuổi ở làng kể lại rằng, thời kỳ thịnh vượng, những ngày giáp Tết, không khí làm tranh nhộn nhịp khắp làng, người làm tất bật cả ngày rồi tối đến lại chong đèn ba dây mà chấm phẩm. Khoảng Rằm tháng Chạp, người Kim Hoàng lại mang tranh đi bán ở các chợ trong vùng như Sấu Giá, chợ Thầy, chợ Canh, chợ Diễn... Từ sáng sớm, các gia đình đã cử người đến các chợ “bỏ que giữ chỗ”, để đến khi sáng hẳn mới cho người nhà gánh tranh đến bày bán. Có năm phát đạt, đi chợ bán tranh về phải được một gánh tiền Tự Đức.

Thời hưng thịnh đó kéo dài chừng hơn 100 năm. Theo nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa, năm 1917, đê Liên Mạc vỡ, lụt lội đã cuốn theo toàn bộ tranh và những bản in tranh. Từ đó, làng nghề cứ thu hẹp dần, cho đến Tết năm 1947 là thời điểm cuối cùng tranh dân gian Kim Hoàng còn xuất hiện trên thị trường.

Ra đời muộn hơn tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống và cũng lụi tàn nhanh chóng, nhưng tranh Kim Hoàng vẫn mang phong cách riêng. Cùng một chủ đề nhưng tranh Kim Hoàng thường dùng màu mạnh với nét vẽ đơn giản nhưng khỏe khoắn, phóng khoáng, thể hiện mang tính cách điệu nhiều hơn hẳn so với dòng tranh dân gian khác.

Số phận dòng tranh Kim Hoàng có lẽ sẽ bị lãng quên trong dòng chảy lịch sử, nếu không được nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa tình cờ “tìm thấy”. Trong một dịp nghiên cứu về các dòng tranh dân gian Việt Nam, bà Hòa được biết về tranh đỏ Kim Hoàng. Không chỉ dừng ở các giai thoại truyền miệng cùng vài bức tranh gà, lợn còn lưu lại đâu đó, bà Hòa đã về tận làng Kim Hoàng để tìm hiểu. Rồi sau đó, như một mối lương duyên, “Dự án phục hồi tranh Kim Hoàng” mà bà Hòa khởi xướng đã khơi nguồn cho sự hồi sinh của dòng tranh này.

kim hoang  song lai mot dong tranh hinh 2

Kể về quá trình thực hiện dự án, bà Hòa cho biết, bà và các đồng sự đã vượt qua không biết bao nhiêu khó khăn, bởi những gì còn lại của dòng tranh Kim Hoàng là quá ít ỏi. Sau nhiều năm với vô vàn nỗ lực, tâm huyết, bà Hòa cùng cộng sự đã phục hồi được 33 mẫu tranh khắc gỗ và 19 mẫu vẽ tay. Tháng 10/2018, sau nhiều năm thất truyền, tranh đỏ Kim Hoàng đã xuất hiện tại triển lãm “Tranh dân gian Việt Nam và ứng dụng” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám cùng với tranh Hàng Trống, Đông Hồ và nhiều dòng tranh khác.

Và đến bây giờ, bà Hòa có thể tự hào vì làng nghề đã có người “nối nghiệp”, đó là anh Đào Đình Chung và mừng hơn là nghệ nhân làm tranh đã có thể sống được bằng nghề.

“Sau 70 năm “biệt tăm”, dòng tranh dân gian Kim Hoàng đã trở lại để tự đi những bước đi đầu tiên ở thế kỷ XXI. Sáu, bảy năm chưa phải là thời gian quá dài đối với một dòng tranh được khôi phục kể từ cặp “Thần kê” đầu tiên. Và tôi hy vọng với sự nỗ lực của nghệ nhân Đào Đình Chung, ngọn lửa do tất cả mọi người thắp lên sẽ cháy mãi ở làng Kim Hoàng”, nhà sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa chia sẻ.

kim hoang  song lai mot dong tranh hinh 3

Nghệ nhân Đào Đình Chung và mộc bản tranh “Thần kê” nổi tiếng của Kim Hoàng.

Tranh dân gian tiếp biến trong dòng chảy hiện đại

Dù đã thành công với việc khôi phục tranh Kim Hoàng, nhà sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa cho hay, bà vẫn có đôi chút tiếc nuối vì trong số năm, sáu người được bà đào tạo với kỳ vọng sẽ trở thành những nghệ nhân làm tranh thì nay chỉ còn lại anh Đào Đình Chung trụ lại với nghề. Ý định xây dựng một không gian bảo tồn, trình diễn nghề làm tranh gắn với du lịch cũng không thành bởi quá trình xin đất nhiêu khê và có nhiều tế nhị, đã khiến bà chùn tay.

Cũng theo bà Hòa, dự định lúc đầu của bà chỉ là tìm lại, khôi phục và trả lại tranh cho người Kim Hoàng vì không có gì bằng việc chính người làng giữ được nghề. Nhưng sau đó bà đã nhận ra rằng, vấn đề mang tính lâu dài là phải làm thế nào để nghệ nhân sống được với nghề. Tranh Kim Hoàng cứ vẽ theo nguyên bản lối cổ thì chỉ bán được cho những người sưu tầm, nghiên cứu với số lượng rất ít và giá cả chỉ được định vị loanh quanh ba bốn chục nghìn. Từ đó, bà Hòa cho rằng, việc tạo ra những mẫu tranh mới sẽ là chìa khóa cho sự “sống sót” của tranh Kim Hoàng.

“Khi nói đến tranh dân gian người ta vẫn nghĩ đến hình ảnh bé ôm gà, con trâu, con hổ… mà không nghĩ tranh dân gian cần phải có đời sống riêng, cần có tồn tại, cần có phát triển. Nếu Kim Hoàng chỉ sản xuất những mẫu tranh cũ, kén người mua thì việc bảo tồn sẽ vô cùng khó”, bà Hòa nói.

Nhìn ra nước ngoài, Hàn Quốc, Nhật Bản đã có hàng ngàn mẫu tranh nhưng họ vẫn liên tục sáng tạo ra những mẫu mới, nhờ đó tranh dân gian của họ cực kỳ phát triển. Trăn trở với điều này và từ các bức tranh nổi tiếng của Kim Hoàng như “Thần kê” hay “Lợn độc”, đã gợi ý cho bà Hòa ý tưởng xây dựng bộ tranh về 12 con giáp.

“Chúng tôi vẽ mẫu, lên màu tranh rồi đưa ra thử nghiệm thị trường. Mẫu nào được khách mua nhiều, quan tâm nhiều, được yêu thích thì sẽ duy trì sang các năm sau. Mẫu nào khách không ưa chuộng thì lại phải làm mẫu mới - đó là một quy trình vòng tròn. Mỗi năm chúng tôi muốn làm dày lên những mẫu tranh mới chứ không chỉ duy trì một vài mẫu”.

kim hoang  song lai mot dong tranh hinh 4

Tranh “Thần kê” do nghệ nhân Đào Đình Chung vẽ.

Ngoài ý tưởng mẫu tranh 12 con giáp, bà Hòa cùng cộng sự còn tìm kiếm ý tưởng về mẫu mới từ các mảng chạm khắc ở đình làng Kim Hoàng, từ các họa sĩ chuyên về tranh dân gian. “Dự án phục hồi tranh Kim Hoàng có ba giai đoạn thì hiện nay đang ở giai đoạn thứ ba - giai đoạn phát triển. Đến nay, chúng tôi đã sáng tạo được hơn 40 mẫu mới phù hợp thị hiếu khách hàng. Những nội dung tranh mới đã chiếm đến hơn 90% số lượng tranh Kim Hoàng bán ra. Quan trọng nhất, tranh mẫu mới mới là thứ nuôi sống nghệ nhân”, bà Hòa cho biết.

Lâu dài hơn, bà Hòa còn ấp ủ ý tưởng xây dựng một trung tâm làm tranh mộc bản hay làm những mẫu tranh đồ thế để tiến tới thay thế việc đốt vàng mã. Bà Hòa cũng chia sẻ ý tưởng tạo nên phong trào người trẻ yêu tranh dân gian, mà gần đây số lượng những người này đã nhiều hơn. Rồi còn tiếp tục đào tạo thêm nghệ nhân để tranh dân gian Việt có thể xuất ngoại…

Để thực hiện được những ý tưởng này, bà Hòa cho rằng sẽ không đơn giản và phải mất nhiều năm, tuy nhiên, bà vẫn dành tâm huyết để làm. “Ngày hôm nay mình có điều kiện, mình có quan hệ với các nghệ nhân, các họa sĩ, nếu mình không làm thì sau này con cháu chúng ta sẽ nghĩ là tranh dân gian chỉ đóng khung lại ở những kho tàng cũ… Bây giờ nhiều người vẫn có tư duy một bức tranh dân gian chỉ 30 ngàn thôi cho nên người ta vẫn coi thường những giá trị xung quanh bức tranh đó… Đó là điều thôi thúc mình phải làm sao để thay đổi quan niệm này”, bà Hòa chia sẻ.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

(CLO) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có văn bản khẳng định, người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ' không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào.

Đời sống văn hóa
Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

(CLO) Đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế lần đầu tiên tổ chức tái hiện lễ hội cúng thần núi Tậc ka koong với các nghi thức truyền thống.

Đời sống văn hóa
20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

(CLO) Liên hoan tiếng hát Làng Sen 2024 là bản hòa tấu ngân vang được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước.

Đời sống văn hóa
Hình bàn chân trên đá

Hình bàn chân trên đá

(CLO) Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại dọc Trường Sơn, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh - người đã hai lần vào Trường Sơn làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước đã đến thăm Bảo tàng Trường Sơn, xúc động viết bài thơ "Hình bàn chân trên đá". Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài thơ này cùng bạn đọc.

Đời sống văn hóa
Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Những ngày này, đường phố tại Thủ đô Hà Nội được trang hoàng băng rôn, áp phích, cờ đỏ sao vàng... để hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Đời sống văn hóa