Kinh tế thế giới đầy biến động khi Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ

Thứ tư, 27/01/2021 11:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Joe Biden đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46 và nhanh chóng tiết lộ kế hoạch chi tiêu của mình. Nền kinh tế thế giới đã có nhiều biến động sau sự kiến lớn này.

Gói kích thích trị giá 1,9 nghìn tỷ USD được đề xuất của Joe Biden đủ để khiến thị trường chứng khoán toàn cầu bùng nổ đạt mức cao nhất mọi thời đại. Ảnh: AP

Gói kích thích trị giá 1,9 nghìn tỷ USD được đề xuất của Joe Biden đủ để khiến thị trường chứng khoán toàn cầu bùng nổ đạt mức cao nhất mọi thời đại. Ảnh: AP

Chứng khoán toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục nhờ vào triển vọng kích cầu 1,9 nghìn tỷ USD, nhưng bitcoin lại sụt giảm trầm trọng.

Với sự kiện tuyên thệ nhậm chức vào hôm thứ 4 (20/1), Biden đã trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ và nhanh chóng khởi động chương trình nghị sự của mình. Gói kích thích trị giá 1,9 nghìn tỷ USD được đề xuất của ông đã đủ để khiến thị trường chứng khoán toàn cầu bùng nổ đạt mức cao nhất mọi thời đại, với các kỷ lục trong S&P 500. Chỉ số MSCI Châu Á ngoài Nhật Bản và STOXX 600 của Châu Âu gần bằng với mức khi đại dịch xảy ra năm ngoái , bất chấp sự gia tăng đáng báo động của các trường hợp COVID-19.

Janet Yellen, người được chọn làm thư ký ngân khố của Biden, đang thúc giục chính phủ sắp tới chi tiêu lớn và lo lắng về tất cả các khoản nợ mà chắc chắn Mỹ sẽ phải gánh chịu sau này bởi những gọi cứu trợ cho COVID-19.

Gói cứu trợ cuối cùng là bao nhiêu, số tiền thu được sẽ được phân phối như thế nào và điều gì sẽ tác động trực tiếp đến tăng trưởng vẫn còn phải đang xem xét. Tuy nhiên, sự kiện mà Biden nhậm chức cùng gói cứu trợ của ông cũng đủ để thị trường chứng khoán thế giới nhìn lại những sự kiện kinh tế tồi tệ trong gần 1 năm qua như gần một triệu người Mỹ vẫn nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mỗi tuần.

Một số chỉ số khác cho thấy nền kinh tế có khả năng phục hồi, đó là việc mức giá nhà ở bắt đầu đạt mức cao nhất trong 14 năm và hoạt động sản xuất ở khu vực giữa Đại Tây Dương đạt mức cao nhất trong ba tháng.

Hãy cùng nhìn lại những sự kiện kinh tế thế giới đáng chú ý khi Joe Biden nhậm chức.

Nền kinh tế Mỹ kết thúc năm 2020 như thế nào?

Tuần tới, các thị trường sẽ có cái nhìn đầu tiên về tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 4 đầy biến động của năm 2020. Sau khi đạt mức giảm kỷ lục 31% trong quý 2, khi việc phong tỏa khắp nơi do COVID-19 ở mức khắc nghiệt nhất, nền kinh tế Mỹ kể từ đó phần lớn đã phục hồi trở lại. Theo những số liệu mới nhất được tổng hợp, tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn nhỏ hơn 3,5% so với trước khi đại dịch xảy ra. Trong khi mức dự báo tăng trưởng là 4,4%.

Dữ liệu trên chưa tính đến những tác động của gói viện trợ 892 tỷ USD đã được thỏa thuận vào cuối tháng 12/2020 sau nhiều tháng bế tắc đau đớn ở Washington DC. Nhưng triển vọng về gói viện trợ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của Biden đã khiến các ngân hàng lớn của Phố Wall lạc quan. Goldman Sachs nâng dự báo tăng trưởng năm 2021 lên 6,6% từ mức 6,4% trước đó, trong khi chiến lược gia toàn cầu của JPMorgan, David Kelly tin rằng GDP danh nghĩa có thể tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái vào cuối tháng 12.

Kelly nói: “Các khoản trợ cấp thất nghiệp kéo dài, mở rộng và tăng cường đến hết tháng 9 sẽ làm giảm đáng kể tình trạng nghèo đói cho đến khi đại dịch giảm bớt”.

Bitcoin trở nên sụt giảm nghiêm trọng

Tuần vừa qua là khoảng thời gian tồi tệ đối với những người đầu cơ bitcoin. Giá bitcoin đã giảm 12%, đánh dấu mức giảm lớn nhất trong một tuần kể từ cuối tháng 8 năm ngoái. Tuy nhiên, nhìn chung, bitcoin vẫn tăng gần 270% trong 12 tháng qua, vì vậy điều này có lẽ vẫn chưa quá ảm đạm và u ám. Nhưng nhiều quan chức Mỹ gần đây đã lên tiếng kêu gọi sự giám sát chặt chẽ hơn đối với tiền điện tử nói chung. Tuần trước, Yellen – bộ trưởng tài chính sắp tới của Mỹ cho biết bitcoin chủ yếu được sử dụng trong hoạt động tài chính bất hợp pháp và cần được hạn chế.

Bà nói: “Tiền điện tử là một mối quan tâm đặc biệt. Tôi nghĩ rằng nhiều loại được sử dụng - ít nhất là theo nghĩa giao dịch - chủ yếu để tài trợ cho các vấn đề bất hợp pháp.”

Các nhà đầu tư từ bỏ đồng USD khi lo ngại về sự sụt giảm giá trị đồng USD

Với một khoản kích thích trị giá gần 2 nghìn tỷ USD khác sẽ thúc đẩy tăng trưởng và giúp giữ lãi suất đi vay ở mức thấp, giá trị của đồng bạc xanh này đang liên tục bị sụt giảm. Các nhà quản lý tiền tệ đang ngồi trên đỉnh vị thế bán khống lớn nhất của họ trong gần một thập kỷ qua và ngay cả khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm dự phòng trên 1,1% thì những lo ngại rủi ro về giá trị đồng USD vẫn đang tăng cao và các nhà đầu tư đang quay trở lại bán đồng USD mà mình đang sở hữu bằng mọi cách.

Chỉ số USD hiện đang ở mức cao nhất trong sáu tuần, nhưng chỉ hai tuần trước, nó đã ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2018.

Cuối cùng là đầu tư nhiều hơn vào các công ty công nghệ Big Tech

Apple, Amazons, Teslas và Microsofts là một trong những cổ phiếu hoạt động tốt nhất không chỉ trong năm 2020 mà còn trong vài năm qua. Tuy nhiên, định giá cao và đầu tư vào các ông trùm quyền lực công nghệ Mỹ không phải là cách duy nhất để các nhà đầu tư dấn thân vào lĩnh vực này. Những gã khổng lồ công nghệ của Châu Á hiện cũng đang hoạt động mạnh mẽ không kém những công ty công nghệ lớn của Mỹ và với mức định giá gần bằng một nửa so với các đối tác niêm yết tại New York, mức giá cổ phiếu của những công ty này rẻ hơn những ông lớn công nghệ Mỹ và rất đáng để đầu tư.

Huy Hoàng

Tin khác

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô