Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ đầu năm 2020

Thứ bảy, 16/07/2022 07:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau nhiều tháng đại dịch Covid-19 hoành hành, dù chính phủ nỗ lực kích thích triển vọng phát triển kinh tế, Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng hàng quý tồi tệ nhất trong hơn hai năm qua.

Chưa đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra

Được biết, trong 3 tháng (tính đến 30/6), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Cục Thống kê Quốc gia (NBS) hôm qua (15/7).

Con số này được cho là thấp hơn nhiều so với mức tăng 4,8% mà Trung Quốc đã đề ra trong quý trước và thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 1% mà các nhà kinh tế ước tính trong một cuộc thăm dò của hãng tin Reuters. Trên cơ sở hàng quý, GDP của nước này đã giảm khoảng 2,6%.

kinh te trung quoc tang truong cham nhat ke tu dau nam 2020 hinh 1

Khu dân cư Fengming Haishang trong thời gian giãn cách tại Thượng Hải, Trung Quốc, vào thứ Ba, ngày 12/7/2022. Ảnh: CNN.

Theo nhiều nhà phân tích kinh tế, đây là hoạt động tăng trưởng yếu nhất kể từ quý I/2020, khi nền kinh tế Trung Quốc gần như đi vào bế tắc khi phải “gồng” mình chiến đấu để ngăn chặn đợt bùng phát Covid-19 ban đầu bắt đầu ở Vũ Hán. Trong quý đó, GDP đã giảm 6,8%.

Trong nửa đầu năm nay, nền kinh tế nước này chỉ tăng trưởng ở mức 2,5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5,5% hàng năm mà chính phủ đặt ra. Hôm thứ Sáu (15/7) , Bắc Kinh thừa nhận rằng việc đạt được các mục tiêu GDP trong năm nay sẽ rất khó khăn.

Fu Linghui, phát ngôn viên của NBS, cho biết: “Có những thách thức để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế dự kiến cho cả năm của chúng tôi”. Nhưng ông kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi trong nửa cuối năm.

Liên tiếp các thách thức cho nền kinh tế

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn trong việc duy trì mức tăng trưởng tế kinh ổn định trong khi phải đưa ra những biện pháp kích thích kinh tế phù hợp với thời đại dịch Covid-19, liên tiếp các cuộc đàn áp mạnh mẽ về quy định đối với khu vực tư nhân và cuộc khủng hoảng bất động sản gây ra nợ xấu tại ngân hàng, cuối cùng các cuộc biểu tình xã hội ngày càng tăng.

Kể từ tháng 3, nước này đã phát động chiến dịch “zero-Covid" khiến hàng chục thành phố trên khắp đất nước phải giãn cách xã hội, bao gồm cả Thượng Hải - đầu tàu tài chính và vận tải biển của đất nước.

Bên cạnh đó, các cửa hàng kinh doanh và nhà hàng, khách sạn, nhiều nhà máy, xí nghiệp đã phải đóng cửa, gây cản trở không nhỏ đến hoạt động của người tiêu dùng và làm gián đoạn mạng lưới cung cấp hàng hoá.

Từ đầu tháng trước, khi mức độ lây lan của đại dịch đã thuyên giảm, các nhà chức trách nước này mới bắt đầu lên một loạt các kế hoạch vực dậy nền kinh tế, đồng thời loại bỏ các hạn chế đối với một số thành phố lớn.

Trong những tuần gần đây, các ngành sản xuất và dịch vụ có dấu hiệu cải thiện. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh kiên định tuân thủ chiến dịch nhằm xoá bỏ triệt để đại dịch đã tạo ra sự không chắc chắn cho các công ty và làm giảm tâm lý của nhà đầu tư.

Trong khi đó, chi tiêu của người tiêu dùng kém, thị trường lao động đang bị căng thẳng nghiêm trọng - tỷ lệ thất nghiệp của những công dân độ tuổi lao động đạt mức cao mới 19,3% vào tháng Sáu.

Trong cuộc họp báo hôm qua (15/7), ông Fu nói rằng nền kinh tế đã chịu một tác động "bất ngờ, nghiêm trọng" từ các yếu tố bên trong và bên ngoài.

Bên cạnh đó, giá hàng hóa toàn cầu leo thang (đặc biệt là giá thực phẩm và năng lượng) đã làm tăng thêm lạm phát nhập khẩu. Ông Fu nhận định: rủi ro lạm phát đình trệ ngày càng gia tăng trên khắp thế giới cũng đe dọa sự ổn định kinh tế của Trung Quốc.

Chaoping Zhu, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JP Morgan Asset Management cho biết kết quả nền kinh tế tăng trưởng kém trong quý II/2022 "phản ánh những cú sốc đáng kể từ đợt bùng phát biến thể Omicron và các biện pháp nghiêm ngặt tương ứng được áp dụng tại các thành phố lớn".

"Về phía trước, chúng tôi kỳ vọng kinh tế sẽ tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm nay, chủ yếu được hỗ trợ bởi đầu tư cơ sở hạ tầng do chính phủ lãnh đạo", ông nói thêm rằng nếu chính phủ nới lỏng các hạn chế của Covid hơn nữa, niềm tin của người tiêu dùng có thể phục hồi nhanh hơn dự đoán. Nhưng lĩnh vực bất động sản vẫn có thể gây ra rủi ro giảm đối với tăng trưởng, Zhu nói.

Larry Hu, nhà kinh tế trưởng người Trung Quốc của Macquarie Group cho hay: dữ liệu mới nhất ngụ ý rằng tăng trưởng GDP phải tăng tốc lên hơn 7% trong nửa cuối năm thì nước này mới có thể đạt được mức tăng trưởng hàng năm là 5% trong cả năm.

Chớm nở triển vọng tăng trưởng, bất động sản đảo lộn

Ngành công nghiệp chế biến và khai thác mỏ của Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng 0,9% so với quý 2 năm ngoái.

Bên cạnh đó, doanh số bán lẻ trong tháng 6 đã tăng 3,1% so với một năm trước, nhờ doanh số bán xe hơi tăng vọt do nhu cầu bị dồn nén hậu đại dịch và chính sách hỗ trợ về xe điện. Đồng thời, sản xuất công nghiệp cũng phục hồi trong tháng 6, tăng 3,9% so với một năm trước.

Tuy nhiên, về lĩnh vực bất động sản vẫn là một lực cản lớn cho Trung Quốc. Ước tính, trong tháng 6, các khoản đầu tư bất động sản đã giảm 9,4% so với một năm trước, sau mức giảm 7,8% vào tháng 5, theo tính toán của Macquarie Capital dựa trên dữ liệu của chính phủ. Đồng thời, doanh số bán bất động sản đã giảm 18% trong tháng trước, sau khi sụt giảm 32% trong tháng 5.

"Doanh số bán hàng tăng cao có nghĩa là các nhà phát triển đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm thanh khoản", ông Hu nói.

Ông nói thêm: “Tình trạng bất ổn tài sản đang gây ra bất ổn xã hội gia tăng, bằng chứng là cuộc tẩy chay thế chấp gần đây.

Trong vài ngày qua, những người mua nhà trên khắp hàng chục thành phố rất tuyệt vọng, từ chối thanh toán các khoản thế chấp đối với những ngôi nhà chưa hoàn thiện. Cuộc tẩy chay thanh toán diễn ra khi ngày càng có nhiều dự án bị trì hoãn hoặc đình trệ do cuộc khủng hoảng tiền mặt khiến nhà phát triển khổng lồ Evergrande vỡ nợ vào năm ngoái và một số công ty khác tìm kiếm sự bảo vệ từ các chủ nợ.

Ông Zhu cho rằng số lượng nhà ở xây dở dang ngày càng tăng gây ra rủi ro lớn cho sức khỏe tài chính của các ngân hàng. Ông nói: “Các biện pháp quản lý quyết định và hiệu quả phải được thực hiện để ngăn chặn việc tẩy chay thế chấp phát triển thành một rủi ro hệ thống.

Lê Na (Theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp