Kinh tế Trung Quốc trên đà vượt qua Mỹ, Joe Biden xoay chuyển thế nào?

Thứ ba, 22/12/2020 14:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Washington và Bắc Kinh đang dần thu hẹp về quy mô kinh tế và tình trạng này sẽ không giữ nguyên khi Trung Quốc sở hữu nhiều lợi thế để sẵn sàng cho một cuộc “lật đổ” trong tương lai. Các chuyên gia đang chờ đợi xem Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ làm gì để xoay chuyển tình thế?

Nền kinh tế Trung Quốc được dự đoán có thể vượt Mỹ trong một thập kỷ nữa. Điều này tạo ra thách thức lớn đối với ông Joe Biden trong nỗ lực giữ vai trò số 1 của Mỹ trên thế giới - Ảnh: AP/Reuters

Nền kinh tế Trung Quốc được dự đoán có thể vượt Mỹ trong một thập kỷ nữa. Điều này tạo ra thách thức lớn đối với ông Joe Biden trong nỗ lực giữ vai trò số 1 của Mỹ trên thế giới - Ảnh: AP/Reuters

Bài liên quan

Nước Mỹ hiện tại và cái nhìn từ nước Anh

Cách đây chưa đầy một thế kỷ, Vương quốc Anh vẫn là cường quốc hàng đầu thế giới. Từng nắm giữ một lãnh thổ rộng lớn hơn tất cả các đế quốc trong lịch sử, nước Anh nổi tiếng với câu nói “mặt trời không bao giờ lặn”.

Tuy nhiên, vào giữa năm 1960 của thế kỷ trước, một bi kịch đánh dấu sự kiện đáng quên của nước Anh, từ đỉnh cao của một đế chế xuống một quốc gia bình thường. Quả thật, việc Vương quốc Anh cầu xin Hoa Kỳ cứu trợ để tránh vỡ nợ vào năm 1965 là một dấu hiệu đáng buồn cho câu chuyện về đất nước từng có thuộc địa ở hầu hết Bắc Mỹ, Caribe và Nam Á. Và, nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã vươn lên nắm giữ vị trí bá chủ toàn cầu, thay thế nước Anh.

Nước Mỹ hiện tại không ở hoàn cảnh của nước Anh, nhưng các nhà bình luận nhìn thấy một viễn cảnh không xa sau những dự báo cho rằng, kinh tế Mỹ sớm muộn cũng sẽ bị Trung Quốc vượt qua. Đó chính là lý do mà các nhà kinh tế đặt ra vấn đề này đối với ông Joe Biden. Nhiệm vụ của ông trong 4 năm tới không chỉ là ngăn chặn đại dịch Covid-19, tái thiết nền kinh tế mà còn ngăn chặn sự suy tàn có thể của đế chế Mỹ, tránh lặp lại con đường như nước Anh đã đi qua chỉ hơn 20 năm sau thế chiến II.

Vài năm gần đây, thế giới đang có một cái nhìn khác về nước Mỹ khi họ tự rời bỏ những cuộc chơi vốn do họ sắp đặt và can thiệp. Khi vị trí tối cao không còn nữa, thì mặt trời sẽ lặn trên hành trình tám thập kỷ của Mỹ với tư cách là nền kinh tế thống trị thế giới là điều không còn bất ngờ.

Theo các dữ liệu, nền kinh tế Mỹ vẫn đang dẫn đầu, với 21,3 nghìn tỷ USD, nhưng có những chỉ số đánh giá Trung Quốc đã vượt Mỹ từ năm 2016. Nhiều chuyên gia đồng quan điểm với dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất theo bất kỳ cách tính nào trong vòng một thập kỷ tới.

Một nhóm nghiên cứu được chính phủ Trung Quốc tài trợ dự báo rằng, Trung Quốc sẽ đạt cột mốc nền kinh tế lớn nhất thế giới, làm nên cuộc lật đổ ngoạn mục vào năm 2032.

Ông Joe Biden sẽ phải làm rất nhiều việc trong nhiệm kỳ 4 năm sắp tới với quá nhiều thách thức - Ảnh: Reuters

Ông Joe Biden sẽ phải làm rất nhiều việc trong nhiệm kỳ 4 năm sắp tới với quá nhiều thách thức - Ảnh: Reuters

Nhiệm vụ của ông Joe Biden

Mỹ không thể làm gì nhiều trước thách thức hiện hữu, vì 1,4 tỷ người Trung Quốc đang trở nên giàu có hơn trong khi tăng trưởng kinh tế của Mỹ tự nhiên chậm lại. Nhưng vấn đề là Mỹ đang trên đà từ bỏ lợi thế quan trọng nhất của mình so với phần còn lại của thế giới.

Có chuyên gia từng bình luận rằng, người Mỹ có thể thay đổi cuộc chơi danh vị với Trung Quốc, bắt đầu bằng việc chấp nhận số phận của họ và sử dụng các đồng minh để tạo lợi thế lớn hơn. Thực tế, Mỹ có nền kinh tế mạnh mẽ và là quốc gia có đầy đủ khả năng và cơ hội để làm điều đó. Vấn đề phụ thuộc vào cách làm của những nhà lãnh đạo.

Trong khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump lần lượt rút khỏi các hiệp định kinh tế, thì Trung Quốc đã và đang mở rộng phạm vi hoạt động của mình thông qua ngoại giao kinh tế đối với cả loại thân thiện và không thân thiện.

Nước này đã thành lập một tổ chức cho vay quốc tế vào năm 2016 với tư cách là đối thủ của Ngân hàng Thế giới. Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng với hơn 100 thành viên đã chi hàng chục tỷ đô la khắp châu Á và châu Âu để tạo ra một hành lang thương mại, có thể mở rộng từ Đông Á sang châu Âu.

Tháng trước, Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, hay RCEP, một hiệp định thương mại 15 quốc gia, bao gồm 10 nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Ước tính GDP của RCEP vào khoảng 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 1/3 tổng sản phẩm quốc nội của thế giới và 30% dân số thế giới.

RCEP được coi là một chiến thắng của Trung Quốc, khi Tổng thống Donald Trump từ bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại có thể ràng buộc Mỹ với nhiều quốc gia tương tự mà Trung Quốc sẽ hợp tác theo Hiệp định RCEP.

Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông Trump cũng đã ký thỏa thuận Bắc Mỹ, hiệp định thương mại của Hoa Kỳ với Canada và Mexico chiếm 28% GDP của thế giới. Tuy nhiên, thị trường Bắc Mỹ không giàu tiềm năng và linh hoạt như thị trường của Hiệp định RCEP, với 2,2 tỷ dân.

Năm 2018, Mỹ đã khởi động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc nhằm “lấy lại sự công bằng cho người dân Mỹ” – theo như lời Tổng thống Trump – nhưng thực chất là nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Có điều, Trung Quốc lúc này quá lớn, quá mạnh mẽ để cản bước tiến.

Mỹ vì thế cần phải thay đổi cách tiếp cận. Mỹ cần được giúp đỡ, dù đây không phải là thói quen của những người luôn xem mình là số 1, nhưng nó có thể là cái giá phải trả của việc duy trì ảnh hưởng của họ.

Chính quyền của ông Joe Biden cần tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào các hiệp định thương mại, thúc đẩy tự do hóa mậu dịch, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hạn chế thất nghiệp, tăng thêm việc làm cho người lao động…

Điều quan trọng trước hết là thay đổi hình ảnh nước Mỹ, khôi phục lại lòng tin và vị thế của nước Mỹ trên trường quốc tế.

Phan Nguyên

Tin khác

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế
Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế