Ký ức hào hùng của một nhà báo - chiến sỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Thứ năm, 07/05/2020 07:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) Gặp lại nhà báo lão thành Nguyễn Khắc Tiếp, dù đã bước sang tuổi 97 nhưng khi nhắc về những ngày chiến đấu, tác nghiệp tại chiến dịch Điện Biên Phủ đôi mắt ông như bừng sáng, ký ức 66 năm trước ùa về.

Trang giấy thô sơ toát lên thần thái, khí tiết của người cầm bút Báo quân đội nhân dân

Ngày 7/5/1954, quân và dân Việt Nam đã giành thắng lợi trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Điện Biên Phủ cũng trở thành nơi khắc ghi sự cống hiến, hy sinh to lớn của biết bao cán bộ, chiến sĩ, người dân Việt Nam.

Đại tá, nhà báo Nguyễn Khắc Tiếp, nguyên phóng viên Báo Quân đội nhân dân nhớ lại thời điểm bắt đầu chiến dịch, bộ đội hành quân lên Tây Bắc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ an toàn khu, bộ đội hành quân 500km đường đồi núi nhưng ai cũng có một tinh thần sôi nổi vô cùng. Ông nhớ: ngày đó khó khăn gian khổ là thế nhưng tất cả cùng đồng lòng, ai cũng muốn đóng góp một phần nhỏ bé cho chiến dịch.

Nhà báo lão thành Nguyễn Khắc Tiếp, Báo Quân đội Nhân dân vẫn luôn giữ thói quen bên những trang sách, bài báo.

Nhà báo lão thành Nguyễn Khắc Tiếp, Báo Quân đội Nhân dân vẫn luôn giữ thói quen bên những trang sách, bài báo.

Ngày đó phóng viên nghèo, thiếu thốn đủ đường, máy ảnh không có, chỉ có bút chì và giấy của nhà in, ban ngày đi với các đơn vị chiến đấu, ban đêm dưới ánh sáng đèn dầu bắt đầu ngồi viết lại…. Ông giải thích “Phóng viên thời đó đi ra chiến trường phải đeo bao gạo, đeo súng, đeo cuốc. Gạo chỉ đủ ăn trong 3 ngày đi đường rừng núi, cuốc mang theo để đi đến đâu đào hầm tới đó, vừa làm nơi trú ẩn vừa là nơi sáng tác”.

Cuộc kháng chiến chống Pháp, gian khổ, thiếu thốn nhưng công tác tuyên truyền cũng được coi là mặt trận quan trọng. Ông kể: “Bên cạnh phóng viên còn có một "nhà in" đi theo, gọi là nhà in nhưng chỉ có một vài ba người làm công tác in ấn, báo in xong có một trung đội có nhiệm vụ phát báo cho các chiến sỹ ở mọi nơi, nơi nào xa thì đi phát trước”.

Báo Quân đội nhân dân ngày đó vừa làm nhiệm vụ sản xuất vừa in và phát hành. Việc in là sử dụng các chữ ghép vào với nhau để thành bản in, sau đó quét mực lên và in nhân bản, chờ mực khô, mọi thứ đều rất thô sơ như thế.
Trong hầm sâu những bản in đều được làm tỷ mỉ, trau chuốt để không được có bất kỳ sai sót nào. Mỗi số báo được chuyển đến các chiến sỹ ở mặt trận đều thể hiện tâm huyết của những người làm báo chiến trường. Những trang giấy thô sơ mà vẫn toát lên thần thái, khí tiết của người cầm bút Báo quân đội nhân dân.

Nhà báo Nguyễn Khắc Tiếp (người đứng thứ 7 từ trái sang) chụp ảnh cùng Bác Hồ tại Chiến khu Việt Bắc năm 1951. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Nhà báo Nguyễn Khắc Tiếp (người đứng thứ 7 từ trái sang) chụp ảnh cùng Bác Hồ tại Chiến khu Việt Bắc năm 1951. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Báo Quân đội nhân dân ngày đó là cơ quan báo duy nhất, nguồn thông tin duy nhất ở Điện Biên Phủ. Trước đây báo Quân đội có tờ Hậu phương được in ở an toàn khu, khi có chiến dịch Điện Biên Phủ có thêm tòa soạn ở tiền phương. Ông nhớ lại “Báo quân đội ở tiền phương có tất cả 5 người, trong đó có 2 phóng viên, tôi và ông Phạm Phú Bằng. Nơi chúng tôi làm việc chỉ cách sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ 3km, chúng tôi thường đi bộ đến sở chỉ huy mất khoảng 1 giờ đồng hồ đường đèo núi. Ngoài ra còn xuống các trận địa để nắm tình hình”.

Món ăn tinh thần vô giá, thúc giục chiến sỹ quyết tâm cho chiến thắng


Các số báo cung cấp nhiều tin tức từ hậu phương, là những bài viết về gương chiến đấu dũng cảm, kinh nghiệm đào hầm, làm trận địa, những bức thư động viên bộ đội của Bác Hồ, chỉ thị của cấp trên, thơ ca, hò vè…tất cả tạo thành món ăn tinh thần vô giá, thúc giục những chiến sỹ giữ vững tinh thần, quyết tâm cho ngày chiến thắng.

Chiến tranh đã lùi xa, khi kể về năm tháng đó cho chúng tôi, ông vẫn giữ được giọng nói hào sảng đúng như tình thần quyết chiến, quyết thắng năm xưa. Với tâm thế của người chiến thắng, ông kể về thời điểm tiếp cận với tướng Đờ Cát để trao đổi thông tin bằng tiếng Pháp. Ông nói: “Tướng Đờ Cát đã nhận ra sai lầm của mình và thừa nhận thua cả về chiến lược và chiến thuật và họ cũng không ngờ rằng mình lại chiến thắng ở nơi tưởng như bất khả xâm phạm như thế”.

Vừa chiến đấu, vừa cầm bút, 97 năm tuổi đời, 70 năm tuổi đảng, nhà báo chiến sỹ đó vẫn toát lên phẩm chất anh “Bộ đội Cụ Hồ”. Cho đến hôm nay khi gặp ông chúng tôi vẫn cảm nhận một nội lực mạnh mẽ, dù mắt đã mờ, đôi chân đã mỏi nhưng ông vẫn dõi theo thời cuộc qua những trang sách, những tờ báo.

Chiến tranh đã lùi xa, những trận địa pháo một thời giờ đã thay đổi, Thung lũng Mường Thanh năm xưa khoác lên mình diện mạo mới, nhưng hình ảnh người chiến sỹ cầm bút năm ấy vẫn còn đọng lại mãi trong lòng bao thế hệ.

Lê Tâm

Tin khác

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo
Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

(CLO) Ngày 26/4, Ban Chỉ đạo Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024.

Nghề báo
Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

(CLO) Theo quyết định của T.Ư Đoàn, nhà báo Lê Xuân Sơn - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ nghỉ hưu từ ngày 1/5/2024; Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ phụ trách Báo Tiền Phong từ ngày 1/5/2024 cho đến khi kiện toàn chức danh Tổng Biên tập.

Nghề báo
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

(CLO) Chiều ngày 25/4, nhằm Triển khai Kế hoạch công tác năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.

Nghề báo