“Lách” lệnh trừng phạt, thương nhân Singapore làm giả giấy tờ để buôn lậu sang Triều Tiên

Thứ sáu, 22/10/2021 19:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một người đàn ông Singapore nằm trong danh sách truy nã gắt gao của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) vì trốn tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Triều Tiên, đã làm giả giấy tờ để buôn lậu đường sang Triều Tiên và bị phạt hơn 156.000 USD.

lach lenh trung phat thuong nhan singapore lam gia giay to de buon lau sang trieu tien hinh 1

Một thương nhân Singapore đã làm giả hoá đơn để lách lệnh trừng phạt, bán hàng lậu cho Triều Tiên. (Nguồn: Pixabay).

Tan Wee Beng, người sở hữu một doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, đã có các giao dịch kinh doanh với các doanh nghiệp của Triều Tiên trước khi Singapore đình chỉ tất cả các quan hệ thương mại thương mại với nước này vào tháng 11/2017.

Mặc dù những giao dịch đó là hợp pháp, Tan vẫn sợ rằng hai ngân hàng ở đây sẽ chấm dứt quan hệ với công ty của anh ta về những giao dịch này và quyết định làm giả 7 hóa đơn để che giấu chúng.

Người đàn ông 44 tuổi này đã nhận 7 tội danh làm giả hóa đơn từ công ty Wee Tiong của anh ta và công ty liên quan Morgan Marcos. 13 tội danh tương tự khác đã được xem xét để tuyên án.

Tan là giám đốc điều hành của Wee Tiong và cũng là người điều hành Morgan Marcos, với các thành viên trong gia đình anh là cổ đông của cả hai công ty.

Tòa án cho biết, anh bán đường và các hàng hóa khác cho hai người Triều Tiên, được xác định là Ri Nam Sok và Jon Chol Ho thông qua các công ty tương ứng của họ, bắt đầu từ khoảng giữa năm 2007 và 2010.

Sau đó, anh nhận được các truy vấn từ Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) vào tháng 11/2016, tháng 3/2017 và tháng 10/2017 liên quan đến một số khoản tiền gửi nhất định vào tài khoản ngân hàng của công ty anh ta.

Hai công ty của Triều Tiên đã thanh toán tiền hàng bằng cách gửi tiền vào tài khoản UOB của các công ty của Tan.

Tính đến tháng 11/2016, UOB đã cấp các khoản tín dụng khoảng 159 triệu USD cho công ty Wee Tiong.

Một quản lý vận chuyển tại Wee Tiong tên Bong Hui Ping, 39 tuổi, người Malaysia đã giúp Tan chuẩn bị các hóa đơn giả.

Bong đã thay đổi tên của những người mua cuối, và trong một số trường hợp là đổi tên cả cảng đích trên hóa đơn để loại bỏ bất kỳ tham chiếu nào liên quan đến các công ty và cảng của Triều Tiên.

Để xác định những hóa đơn giả này, cô này thường thêm chữ “A” vào cuối số hóa đơn ban đầu. Sau đó, Tan đã ký vào các tài liệu và gửi đến các ngân hàng.

Nếu Tan không thể nộp hơn 156.000 USD tiền phạt, anh sẽ phải ngồi tù. Với mỗi tội danh làm giả giấy tờ với ý định lừa đảo, anh ta có thể bị phạt tù tới 10 năm hoặc bị phạt tiền, hoặc cả hai.

Theo thông tin của FBI về Tan, anh được đưa vào danh sách Bị truy nã gắt gao nhất của FBI vào năm 2018 “vì bị cáo buộc âm mưu vi phạm Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) bằng cách làm ăn với các thực thể phổ biến vũ khí hạt nhân của Triều Tiên”.

Tan và những người khác trong công ty của anh “được cho là đã giao dịch thành công hàng triệu USD trong các hợp đồng hàng hóa cho Triều Tiên” kể từ năm 2011.

Một tòa án Hoa Kỳ đã ban hành lệnh bắt giữ liên bang đối với anh ta vào năm 2018 với tội danh gian lận ngân hàng, rửa tiền và âm mưu vi phạm IEEPA.

Các công tố viên New York cáo buộc Tan âm mưu sử dụng hệ thống tài chính của Mỹ để tài trợ cho các chuyến hàng đến Triều Tiên.

Công ty Wee Tiong được thành lập vào năm 1993 bởi cha của Tan và tạo ra doanh thu hàng năm là 400 triệu USD, theo thông tin trên trang web công ty.

Sơn Tùng (Theo NK News)

Bình Luận

Tin khác

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

(CLO) Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp