Làm gì để học sinh, sinh viên ham đọc sách?

Thứ hai, 11/01/2016 10:46 AM - 0 Trả lời

Sa sút văn hóa đọc của người Việt nói chung, đối tượng học sinh, sinh viên nói riêng ngày càng đáng lo ngại. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhân Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2013 thì bình quân mỗi năm, một người Việt Nam chỉ đọc 0,8 quyển sách, thấp nhiều so với các nước trong khu vực.

(CLO) Sa sút văn hóa đọc của người Việt nói chung, đối tượng học sinh, sinh viên nói riêng ngày càng đáng lo ngại. Theo một thống kê của  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhân Ngày hội Sách và Văn hóa đọc thì bình quân mỗi năm, một người Việt Nam chỉ đọc 0,8 quyển sách, thấp nhiều so với các nước trong khu vực.

Văn hóa đọc

Có nhiều người cho rằng, giá sách hiện nay còn cao so với mức thu nhập của số đông người dân, chất lượng sách chưa tốt, với cộng số sách ít ỏi được phân bổ tại các thư viện  bình quân chỉ đạt 0,35 bản/người là những nguyên nhân chính  gây ảnh hưởng lớn tới việc tiếp cận sách của học sinh, sinh viên . Lý lẽ như vậy chỉ đúng một phần. Theo chúng tôi thì nguyên nhân chính nằm có phía chủ quan của giới học sinh, sinh viên chúng ta, ở chỗ là  ý thức đọc sách để tích lũy tri thức vẫn còn rất hạn chế. Thực tế cho thấy, ngay cả nhiều học sinh, sinh viên ngày nay, lứa tuổi thích khám phá, tìm tòi kiến thức từ sách, cũng rất lười nhác đọc sách, suốt ngày mải mê với game, Face book, tụ tập, quán xá…

[caption id="attachment_76025" align="aligncenter" width="600"]be-va-ban Đọc sách không chỉ là một nét văn hoá mà còn giúp người đọc xây dựng hành trang tri thức cho bản thân (Ảnh minh hoạ).[/caption]

Nhiều trường đại học, cao đẳng đã đầu tư hàng chục, hàng trăm tỉ đồng cho việc xây dựng hệ thống thư viện hiện đại, khang trang, như Thư viện đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm thư viện Đại học Bách Khoa, Kinh tế quốc dân ở Hà Nội… Đầu tư thì lớn nhưng tính hiệu quả của nó còn thấp, vẫn chưa "hút" được nhiều sinh viên, khi mà ý thức sử dụng thư viện, đọc sách, tìm kiếm tư liệu phục vụ cho công việc học tập của họ còn  hạn chế. Thời gian sinh viên chỉ chăm chỉ tới thư viện nhất tập trung vào các mùa thi cuối kỳ tháng 12 và tháng 6. Còn thời điểm khác, những ngày thường, các thư viện phần lớn rơi vào tình cảnh thưa thớt sinh viên.

Đến  thư viện lớn của Đại học khoa học xã hội và nhân văn, thư viện Tạ Quang Bửu của đại học Bách Khoa ( Hà Nội), nhiều người nhận thấy ngay tình trạng ghế trống bỏ không ở đây khá nhiều, chỉ một số ít sinh viên đến tìm kiếm tài liệu làm tiểu luận, đề án hoặc nghiên cứu khoa học. Chỉ có các phòng Internet ở thư viện các trường đại học luôn là điểm thu hút, đông đảo sinh viên tới lui nhất. Song cũng thật đáng buồn, nhiều cô cậu sinh viên đến đây, với mục đích học tập thì ít, chủ yếu là  say sưa với  sử dụng internet miễn phí thì nhiều.

Cần giải pháp căn cơ, lâu dài    

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 6841/BGDĐT-GDTX gửi đến các Sở trực thuộc nhằm thúc đẩy phong trào đọc, hình thành thói quen đọc trong nhà trường và cộng đồng. Theo đó, các trường tổ chức thảo luận trong trường, trao đổi với cha mẹ học sinh để thống nhất áp dụng quy định về thời gian đọc sách tại thư viện trường, ở nhà, trong đó có thời gian cha mẹ đọc sách cùng con.

Nhà trường lựa chọn, giới thiệu những cuốn sách thiết thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, phù hợp với mục tiêu giáo dục. Mặt khác, Bộ yêu cầu các Sở đổi mới hình thức và phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng tận dụng các nguồn thông tin ngoài sách giáo khoa, nhất là thông tin từ thư viện.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển, một trong những mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển năng lực tự học, biết thu thập và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau để có năng lực học tập suốt đời. Hệ thống thư viện trường học sẽ góp phần tích cực đáp ứng yêu cầu đó.

Theo chúng tôi, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn thúc đẩy phong trào đọc, thói quen đọc sách trong nhà trường và cộng đồng là rất cần thiết, góp phần khơi dậy, đánh thức vai trò, ý thức trách nhiệm của nhà trường, phụ huynh, học sinh trong bối cảnh văn hóa đọc ở giới trẻ đang bị lãng quên, có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng. Nhưng để nó thật sự bền vững, thật sự đạt hiệu quả, mục đích đề ra lại là một vấn đề vô cùng nan giải, đòi hỏi một quá trình dài hơi, có sự phối kết hợp, trách nhiệm từ nhiều phía.

Ngày Hội đọc sách, tuần lễ hội sách cần được tổ chức đều đặn, quy mô, bài bản hằng năm ở tất cả tỉnh, thành trong cả nước để thu hút, nâng cao ý thức thường xuyên ham thích đọc sách của người Việt ta, nhất là giới trí thức trẻ. Đó sẽ là những nguồn động lực giúp giới trẻ, học sinh, sinh viên có không gian tốt, môi trường thuận lợi để dấy lên phong trào, thói quen đọc sách.

Đỗ Tấn Ngọc

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn