Lạm phát tại các nhà máy Trung Quốc tăng nhanh nhất trong 13 năm qua

Chủ nhật, 12/09/2021 05:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lạm phát giá tại các nhà máy của Trung Quốc đã đạt mức cao nhất trong 13 năm vào tháng 8 do giá nguyên liệu thô tăng vọt bất chấp nỗ lực của Bắc Kinh để hạ nhiệt, gây thêm áp lực lên các nhà sản xuất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Cục Thống kê Quốc gia (NBS) của Trung Quốc vừa công bố: Chỉ số giá sản xuất (PPI) - phản ánh giá mà các nhà máy tính phí bán buôn cho sản phẩm của họ, đã tăng 9,5% vào tháng 8 so với một năm trước đó. Đây là tốc độ tăng nhanh nhất kể từ khi chỉ số này đạt 10,1% vào tháng 8 năm 2008.

lam phat tai cac nha may trung quoc tang nhanh nhat trong 13 nam qua hinh 1

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chính thức của Trung Quốc đã tăng 0,8% trong tháng 8 so với một năm trước đó, so với mức tăng 1% vào tháng 7. Ảnh: Xinhua.

Nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ sau sự suy thoái bởi đại dịch Covid-19 vào năm ngoái nhưng gần đây, nền kinh tế nước này đã mất dần sức hút do dịch Covid-19 trong nước. Giá nguyên liệu thô cao, hạn chế tài sản thắt chặt hơn và chiến dịch giảm lượng khí thải carbon, tất cả những điều này đã tạo ra rào cản cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Giá hàng hóa đã giảm trong những tháng gần đây, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhiều nhà máy trung và hạ nguồn. Giá than của Trung Quốc đã tăng lên mức cao kỷ lục vào thứ 3 do lo ngại về nguồn cung khi các khu vực than lớn bắt đầu các đợt kiểm tra an toàn mới.

Thu nhập tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc đã chậm lại trong 5 tháng liên tiếp.

Tuy nhiên, Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế cấp cao về Trung Quốc tại Capital Economics, viết trong một lưu ý rằng giá than và kim loại có thể sẽ giảm trở lại khi hoạt động xây dựng giảm trong bối cảnh các hạn chế đối với lĩnh vực bất động sản và tăng trưởng tín dụng chậm lại,

Theo một tuyên bố của Dong Lijuan, một quan chức của NBS, ngành công nghiệp than, hóa chất và kim loại là nguyên nhân chính tạo ra mức tăng giá các nguyên vật liệu trong tháng 8.

Giá trong lĩnh vực khai thác và rửa than đã tăng 57,1% trong tháng 8 so với một năm trước đó.

Một tuyên bố riêng của NBS cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 8 đã tăng 0,8% so với một năm trước đó, so với mức tăng 1,0% trong cuộc thăm dò của Reuters và thấp hơn mục tiêu của chính phủ là khoảng 3% trong năm nay.

Trung Quốc thắt chặt các hạn chế xã hội để hạn chế biến Covid-19 bao gồm việc giới hạn đi lại, điều này đã cản trở nhu cầu trong lĩnh vực dịch vụ, mặc dù Bắc Kinh đã ngăn chặn phần lớn các đợt bùng phát Covid-19 mới nhất.

Theo ông Dong Lijuan, giá vé máy bay, du lịch và giá phòng khách sạn giảm do đại dịch làm chậm lạm phát tiêu dùng hàng tháng.

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đã giảm xuống mức thấp nhất trong tháng 8 kể từ đợt đại dịch đầu tiên vào tháng 4 năm 2020 do các hạn chế Covid-19 đe dọa sẽ làm chệch hướng sự phục hồi của ngành này.

Nhiều nhà phân tích hy vọng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ cắt giảm thêm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải giữ làm dự trữ vào cuối năm nay để nâng cao tốc độ tăng trưởng, bên cạnh mức cắt giảm hồi tháng 7, vốn đã giải phóng khoảng 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (6,47 nghìn tỷ USD) trong thanh khoản dài hạn vào nền kinh tế.

Jing Liu, nhà kinh tế cấp cao của Greater China tại HSBC, cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục thận trọng với xu hướng nới lỏng nhẹ trong thời gian còn lại của năm.”

Bà chú ý thêm rằng: “Lạm phát giá của Trung Quốc có khả năng tiếp tục tăng.”

Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi, bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, hiện đang ở mức 1,2% so với mức tăng 1,3% trong tháng 7.

Huy Hoàng

Bình Luận

Tin khác

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô