Làm thế nào hệ hạn chế rủi ro từ Mobile Money?

Chủ nhật, 14/06/2020 09:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mobile Money nếu không được kiểm soát, vô hình sẽ trao cho các doanh nghiệp viễn thông một “chức năng” tạo tiền. Mặt khác, việc gửi được trực tiếp giữa các tài khoản, không thông qua hệ thống ngân hàng khiến hoạt động này có mức độ rủi ro lớn.

Hiện nay, các hoạt động chi tiêu, chuyển khoản, thanh toán trực tuyến, người dùng buộc phải sử dụng một trong hai hình thức là: ví điện tử và tài khoản ngân hàng. Ngay cả với hình thức ví điện tử, khi muốn chi tiêu, người dùng buộc phải chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng sang ví, đồng thời ví cũng đã được định danh, do đó sẽ tránh được những rủi ro về việc lợi dụng các giao dịch trực tuyến để rửa tiền, hoặc tạo các giao dịch bất chính.

Thế nhưng hiện nay, khi 3 nhà mạng đang chuẩn bị để triển khai Mobile Money khi được cho phép, thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều rủi ro. Bởi lẽ, các chuyên gia nhận định, với hoạt động Mobile Money, người dùng hay “chủ” các tài khoản có thể gửi trực tiếp, kể cả tiền mặt cho nhau. Thậm chí hình thức “nạp” tiền tương đương với việc gửi tiền cho nhà mạng mà không phải thông qua hệ thống ngân hàng.

Điều này rất có thể sẽ xảy ra nhiều rủi ro khi có nhiều đối tượng có thể biến mobile money thành một kênh rửa tiền, hay đơn giản hơn là mobile money sẽ trở thành công cụ “thanh toán” cho các hoạt động đánh bạc trực tuyến đang nổ ra như “nấm mọc sau mưa” hiện nay.

Nhất là ở thời điểm hiện tại, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu BIDV cũng nhận định, tài khoản tiền di động được định danh qua số thuê bao khách hàng tại công ty viễn thông, trong khi tình trạng sim rác vẫn tồn tại có thể khiến loại hình này trở thành kênh rửa tiền, nếu không được quản lý chặt chẽ.

Nếu không kiểm soát, nhiều đối tượng có thể biến mobile money thành một kênh rửa tiền (ảnh TL)

Nếu không kiểm soát, nhiều đối tượng có thể biến mobile money thành một kênh rửa tiền (ảnh TL)

Chuyên gia tài chính, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nếu cho những doanh nghiệp viễn thông phát hành mobile money, tức là trao cho họ một chức năng tạo tiền. Hiện nay, chỉ có ngân hàng nhà nước mới có chức năng cung ứng tiền ra thị trường và quản lý. Nếu cho nhà mạng tạo ra tiền thì ai sẽ quản lý? Nếu không có cơ chế quản lý thì việc này sẽ làm thay đổi hoạt động cung ứng tiền trên quốc gia.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, đối với xã hội, rủi ro lớn nhất của mobile money đó là tình trạng phát sinh nợ xấu do khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Bên cạnh đó là có khả năng phát sinh tín dụng đen, do sự lạm dụng hoặc mạo danh của các nhóm cung cấp tín dụng hoặc của các công ty cho vay. Hoặc là công ty cung cấp dịch vụ công nghệ trung gian nhưng thực tế là cho vay tín dụng đen

Bên cạnh đó, theo ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc, Công ty Đào tạo quản trị và an ninh mạng ATHENA, thanh toán qua Mobile Money có thể thu hút sự chú ý của tội phạm công nghệ tài chính. Một trong những rủi ro khi Mobile Money xuất hiện là các nhóm tội phạm sẽ tăng cường hoạt động bằng cách chế tạo ra các mã độc, những phần mềm gián điệp để cài cắm, đánh cắp thông tin trên các thiết bị có triển khai Mobile Money, từ đó lấy cắp tiền. 

Do đó, việc triển khai dịch vụ này cần liên tục cập nhật và tăng cường các giải pháp bảo đảm an ninh tiền tệ. Đồng thời, người tiêu dùng cũng cần trang bị thêm kiến thức về bảo mật cũng như giao dịch an toàn. 

Các chuyên gia cũng cho rằng, thực chất, Mobile Money là một cách làm tốt giúp người dân không có tài khoản ngân hàng, có thể mở các tài khoản nhỏ di động để từ đó thanh toán thay thế tiền mặt, đây là mặt tích cực, nhưng phải làm sao để quản lý được, tránh việc các đối tượng lợi dụng kẻ hở để trục lợi thì vẫn chưa được các cơ quan chức năng thông tin. Mặt khác, trong trường hợp thí điểm mobile money thì cần định danh, xác thực khách hàng để thực hiện các giao dịch giả mạo, gian lận.

Để hạn chế những rủi ro từ Mobile Money, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, cần có những biện pháp pháp lý kết hợp cùng công nghệ. Theo đó. cần làm rõ quy trình phối hợp, trách nhiệm của các bên liên quan trong việc quản lý, giám sát và vận hành dịch vụ Mobile Money từ Ngân hàng Nhà nước với các bộ, ngành liên quan. Các cơ quan chức năng phải hoàn thiện về pháp lý và hoàn thiện về công nghệ, làm chủ về công nghệ; đồng thời chỉ rõ những sai phạm để làm khuôn khổ định hướng để xử lý các hành vi sai trái trên dịch vụ này. 

Cũng theo các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước cần có quy định chặt chẽ về điều kiện cho phép đại lý của các nhà mạng được phép nộp và rút tiền từ tài khoản viễn thông. Đồng thời, các nhà mạng phải tăng cường đầu tư và đạt các chứng chỉ về bảo mật thanh toán chuẩn quốc tế như các ngân hàng

Nhất là cần xử lý những nhà mạng không kiểm soát được lượng sim rác, sim chưa được định danh. Ngoài ra, phải có quy định để đảm bảo các doanh nghiêp viễn thông tuân thủ nghiêm nguyên tắc 1:1 để không làm phát sinh lượng tiền tệ, gây khó cho công tác điều hành chính sách tiền tệ.

Gia Nguyên

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm