Loài cây nắp ấm mới đã được tìm thấy đã được khai quật ở tỉnh Bắc Kalimantan của Indonesia, trên đảo Borneo. Giống như các loại cây nắp ấm khác, cây nắp ấm Nepenthes pudica có lá đã biến đổi để bẫy con mồi rơi vào trước khi bị tiêu hoá.

Loài cây ăn thịt mới được phát hiện. Ảnh: CNN
Khoa học trước đây chưa từng biết đến loài cây nắp ấm nào bắt mồi dưới lòng đất. Các nhà nghiên cứu cho biết, loài cây này hình thành các chồi ngầm chuyên biệt với các lá nhỏ, màu trắng, không có chất diệp lục. Cây nắp ấm này to hơn và có màu hơi đỏ.
"Loài này đặt những chiếc bình dài tới 11 cm dưới lòng đất, nơi chúng được hình thành trong các hốc hoặc trực tiếp trong đất và bẫy các động vật sống dưới lòng đất, thường là kiến, ve và bọ cánh cứng", tác giả chính của nghiên cứu Martin Dančák thuộc Đại học Palacký Olomouc, Cộng hòa Séc, viết trong một thông cáo báo chí.
Các nhà nghiên cứu cho biết, chỉ có ba nhóm thực vật ăn thịt khác được biết là bẫy con mồi dưới lòng đất, nhưng tất cả chúng đều sử dụng các cơ chế bẫy rất khác nhau và không giống như loài Nepenthes pudica, chỉ có thể bắt được những sinh vật cực nhỏ.
Ông Václav Čermák thuộc Đại học Mendel ở Brno, Cộng hòa Séc, cho biết: “Điều thú vị là chúng tôi tìm thấy nhiều sinh vật sống bên trong bình đựng, bao gồm ấu trùng muỗi, giun tròn và một loài giun mới được phát hiện".
May mắn đóng một vai trò quan trọng trong việc khám phá ra loài cây này. Các nhà khoa học nhận thấy các loài thực vật trên ngọn núi mà họ đang khám phá rất giống cây Nepenthes nhưng không có bình đựng. Một cuộc xem xét ban đầu cho thấy một chiếc bình biến dạng nhô ra khỏi đất.
Ông Ľuboš Majeský thuộc Đại học Palacký Olomouc, người thuộc nhóm nghiên cứu, cho biết: “Ban đầu, chúng tôi nghĩ rằng đó là một bình đựng nước vô tình bị chôn vùi".
"Tuy nhiên, khi chúng tôi tiếp tục tìm thấy các loài cây nắp ấm khác dọc theo đường đi lên đỉnh núi, chúng tôi tự hỏi liệu một loài cây nắp ấm có thể đã tiến hóa theo hướng khác hay không", ông cho hay.
Nhưng sau đó, khi chụp ảnh, ông Majeský cho biết ông đã phát hiện một loạt bình đựng có màu hạt dẻ đậm đà phía dưới gốc cây. Khám phá này có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo tồn thiên nhiên ở Borneo, Indonesia, một điểm nóng về đa dạng sinh học.
Trung Kiên (theo CNN)