Lắng nghe ý kiến doanh nghiệp

Thứ sáu, 03/05/2019 15:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể hùng mạnh khi có những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu” và “Chúng tôi ở đây để lắng nghe, tiếp thu ý kiến của quý vị”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu và đối thoại với doanh nghiệp tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham gia đối thoại cùng doanh nghiệp tại Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 (Ảnh TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham gia đối thoại cùng doanh nghiệp tại Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 (Ảnh TTXVN)

Thủ tướng Nguyễn Xuấn Phúc cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ và cá nhân Thủ tướng đã liên tục động viên tư nhân khởi nghiệp, nuôi dưỡng khát vọng lớn trong phát triển. Kinh tế tư nhân nổi lên như một trong những động lực quan trọng, dẫn dắt sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Khu vực kinh tế tư nhân trong nước đang tạo ra khoảng 42% GDP, 30% ngân sách Nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước. Sau khi có Nghị quyết Trung ương 5, Khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân, mặc dù chưa có sự đánh giá tổng kết đầy đủ những kết quả đạt được nhưng 2 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự lớn mạnh, tinh thần đổi mới và khát vọng vươn lên của khu vực tư nhân.

Tuy nhiên, những kết quả này vẫn còn thấp so với mức tiềm năng. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói sự thật”, Thủ tướng nói: “Các vị là những người lăn lộn thực tế, thấy rõ cơ hội, thấy rõ nút thắt của doanh nghiệp (DN), của đất nước. Chúng tôi ở đây để lắng nghe và tiếp thu ý kiến của quý vị”. Đây là cơ hội để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các ban Đảng, các cơ quan Quốc hội lắng nghe, tiếp thu các góp ý, phản biện của khu vực tư nhân nhằm phục vụ cho công tác xây dựng văn kiện Đại hội Đảng XIII.

Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI – TS. Vũ Tiến Lộc ghi nhận, 17 năm qua, kể từ khi có nghị quyết đầu tiên về kinh tế tư nhân, với những nỗ lực mạnh mẽ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, khu vực kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển vượt bậc. Đất nước đã có một khu vực tư nhân đông đảo gồm hơn 700.000 DN và 5,2 triệu hộ kinh doanh, cũng đã có những tỷ phú Việt đầu tiên và nhiều thương hiệu Việt được thế giới công nhận.

“Chất lượng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều điều khiến chúng ta không thể không trăn trở trong đó đáng chú ý là chưa có được một thế hệ các nhà công nghiệp dân tộc. Năng suất của khu vực tư nhân nói chung còn thấp, tính phi chính thức cao, nền kinh tế có quá ít các DN cỡ vừa và lớn, khả năng kết nối vào các chuỗi giá trị toàn cầu còn yếu...”, TS.Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI trăn trở.

Tại Diễn đàn, Đại diện các hiệp hội DN trong nước và nước ngoài như EuroCham, KORCHAM, Hội đồng kinh tế Hoa Kỳ - ASEAN… và các DN tư nhân trong nước như Vingroup, Vietjet Air, Thaco… đã cùng có phiên hội thảo hiến kế để kinh tế tư nhân phát triển vững mạnh. Mở đầu bài phát biểu, ông Nobufumi Miura, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam đã có lời cảm ơn tới Thủ tướng và Chính phủ Việt Nam đã thấu hiểu DN, thấu hiểu khu vực kinh tế tư nhân và đã có nhiều hỗ trợ dành cho DN.

Tuy nhiên, nhiều DN cho rằng hoạt động đầu tư vào Việt Nam vẫn còn có một số điểm bất cập, thủ tục rườm rà; bên cạnh đó, tính dự báo của chính sách pháp luật của Việt Nam còn thấp, phía DN không thể ứng phó kịp thời, dẫn đến tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ…

Theo bà Virginia Footer - Phó chủ tịch Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham), các nhà đầu tư nước ngoài chất lượng cao không chỉ giúp phát triển nền kinh tế Việt Nam mà còn giúp phát triển toàn bộ hệ sinh thái của các công ty và doanh nhân địa phương tại đây. Amcham nhìn thấy những cơ hội to lớn ở Việt Nam, cho cả khu vực DN trong và ngoài nước.

Nhà đầu tư nước ngoài và trong nước cần một sân chơi bình đẳng, không chỉ để thu hút thêm đầu tư trong tương lai mà còn để duy trì sự đầu tư đã có ở đây. Tuy nhiên một số điều khoản của luật và nghị định dường như làm khó các công ty nước ngoài trong đó thuế suất và chính sách cũng được xem là rào cản đáng kể cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 

Tạo điều kiện hơn và phải tìm cách kích hoạt vai trò quan trọng của  khu vực kinh tế tư nhân tốt hơn nữa chính là vấn đề Thủ tướng đã nêu ngay tại lời khai mạc. Làm sao có được đột phá thực sự ở các điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh, thể chế pháp luật, rào cản, vướng mắc... là những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.

Thủ tướng kêu gọi tiếp tục tạo dựng và củng cố niềm tin giữa người dân, DN và chính quyền thông qua một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và công bằng; thông qua việc tiếp tục vun đắp tinh thần DN của doanh nhân Việt Nam. “Một khu vực tư nhân lớn mạnh, bền vững, bên cạnh khu vực DN Nhà nước hiệu quả hơn, khu vực kinh tế hợp tác xã năng động hơn sẽ tạo ra một tương lai thịnh vượng, bền vững hơn cho nền kinh tế Việt Nam”.

Minh Đạt

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp