Làng nhạc cụ dân tộc Đào Xá - Vĩ thanh về một làng nghề!

Thứ ba, 28/01/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Làng nghề làm đàn Đào Xá thuộc xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Đào Xá nổi tiếng là làng nghề truyền thống với các sản phẩm nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Điều đặc biệt là những người làm ra những cây đàn, những nhạc cụ độc đáo mang âm hưởng dân tộc lại là những người nông dân.

Nghề làm đàn cũng lắm công phu

Để làm ra được một chiếc đàn ưng ý cũng lắm công phu, đòi hỏi người thợ phải trải qua nhiều công đoạn, từ khâu chọn nguyên liệu, phơi gỗ, ra gỗ đến đánh bóng, trau chuốt và lắp ghép. Trung bình, để hoàn thành một chiếc đàn phải mất trọn một tuần đối với một thợ lành nghề. Đàn làm xong phải cẩn thận tráng sơn, sau đó khảm trai để trang trí họa tiết, hoa văn. Đó cũng chính là nét độc đáo của làng nhạc cụ dân tộc Đào Xá này.

Nghệ nhân Đào Văn Soạn - người giữ lửa làng nghề làm đàn Đào Xá.

Nghệ nhân Đào Văn Soạn - người giữ lửa làng nghề làm đàn Đào Xá.

Hiện nay trong làng có ông Đào Văn Soạn là nghệ nhân làm đàn nổi tiếng mà nhắc đến ai cũng biết. Ông Soạn là người duy nhất ở Việt Nam được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian Quốc gia và danh hiệu Nghệ nhân ưu tú của TP. Hà Nội. Sau hơn 40 năm làm nghề, ông Soạn là người hiểu rõ những thăng trầm của làng nghề. “Trong lịch sử làng nghề, vào thời kháng chiến chống Thực dân Pháp và trước cách mạng 1945 làng nghề phát triển mạnh. Sau khi hòa bình lập lại 1954 làng vẫn giữ được nghề. Nhưng trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, làng nghề  không phát triển được vì đó là thời kỳ kinh tế khó khăn. Sau chiến tranh, người làng nghề phải đi xa vào tới tận Sài Gòn, Thanh Hóa, Nam Định…” - ông Soạn chia sẻ.

Ông Soạn còn nói: “Nghề làm đàn cũng lắm công phu. Người thợ phải thạo hay ít nhất phải biết về nghề mộc, chưa kể phải có đôi tai và cặp mắt tinh tế. Từ khâu chọn gỗ, ra gỗ, phơi gỗ cho đến công đoạn chắp, ghép, bịt da trăn, đánh bóng, trau chuốt, khảm trai và hoàn thiện... tất cả đều được làm theo phương pháp thủ công đúng với kỹ thuật truyền thống. Cái khó nhất khi làm một chiếc đàn là hoàn thiện âm thanh. Người thợ vừa phải biết căn chỉnh, vừa phải biết thẩm âm để làm sao chiếc đàn đạt được chuẩn mực nhất định”.

Mặc dù Đào Xá là nơi cung cấp phần lớn các sản phẩm nhạc cụ dân tộc, vậy mà không một người thợ nào ở đây được đào tạo căn bản về âm nhạc. Những người làm nghề đơn thuần dựa từ kỹ thuật thẩm âm do cha ông truyền lại để làm ra những loại đàn mang những âm sắc khác nhau. Vậy mà hiếm khi sản phẩm làng nghề phải trả lại do chưa đạt chuẩn. Nhiều nhạc công biểu diễn ở các tỉnh đến tận làng để đặt hàng, thậm chí có nghệ sỹ nước ngoài tìm đến làng để đặt mua. Tất cả các sản phẩm của làng Đào Xá đều được các nghệ sĩ dân gian, trường dạy âm nhạc truyền thống, đội văn nghệ chuyên nghiệp lựa chọn sử dụng. Theo nhận xét của các nhạc công, không thể chơi một bản nhạc hay nếu như nhạc cụ kém chất lượng. Nên đối với các nhạc công, chọn được cây đàn chất lượng cũng giống như tìm được báu vật, người bạn tri kỷ. Còn đối với người làm nghề, để cho ra đời cây đàn như ý thì khâu đầu tiên là lựa chọn nguyên liệu. Gỗ làm thành đàn, cần đàn phải là gỗ trắc; gỗ làm mặt đàn phải là gỗ vông (có nơi gọi là cây ngô đồng). Gỗ xẻ ra phải làm khô kiệt nước trước khi sử dụng để tránh co ngót, cong vênh; phím đàn phải làm bằng tre già; sử dụng sơn ta để gắn các bộ phận đàn với nhau… Hiện nay, máy móc có thể tham gia một số công đoạn nhưng cơ bản người thợ vẫn phải làm thủ công từ vào khuôn làm hộp đàn, ghép cần, làm phím, lên dây... đến khâu cuối cùng là tráng sơn, trang trí họa tiết, hoa văn. Cây đàn đạt yêu cầu chất lượng thì khâu thẩm âm là quan trọng nhất. Nhưng điều lạ là cả làng Đào Xá rất hiếm người biết nhạc lý, tất cả đều thẩm âm bằng kinh nghiệm mà cha ông truyền lại, bằng niềm say mê…

Nghệ nhân Đào Văn Soạn. Ảnh: T.L

Nghệ nhân Đào Văn Soạn. Ảnh: T.L

Vĩ thanh về một làng nghề

Cách đây gần 200 năm, làng có cụ Ðào Xuân Lan vốn có “máu” nghệ sĩ, lại ham học hỏi nên cụ đã hành hương sang xứ Bắc rồi mang nghề về làng. Ban đầu cụ chỉ dạy cho người trong họ, để trong lúc nông nhàn có thêm việc và cũng là hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. Rồi nghề phát triển khắp làng, việc buôn bán cũng trở nên thịnh vượng ở các cửa hàng trên thành phố. Từ đó, nghề làm nhạc cụ đã trở thành nghề truyền thống của Ðào Xá.

Từ giữa thế kỷ XIX, những người thợ tài hoa của làng Đào Xá đã mang theo cả gia đình, họ hàng lên thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay) để lập phường nghề, phố nghề. Bằng sự cần cù và tài năng khéo léo, những thợ làm đàn ở Đào Xá đã làm ra những sản phẩm tinh xảo, cung cấp cho kinh kỳ, góp phần làm cho các phường nghề thủ công thêm sầm uất. Trải qua nhiều thời kỳ, nghề làm đàn ở Đào Xá ngày một phát triển. Dân làm nghề trong làng tôn vinh cụ Đào Xuân Lan làm Tổ nghề của làng. Hiện nay ở làng Đào Xá có nhà thờ Tổ. Hằng năm vào ngày giỗ Tổ, dân làng nghề lại đến đây dâng lễ, thắp nén hương thơm tưởng nhớ người đã có công gây dựng cơ nghiệp làng nghề.

Với người Đào Xá, nghề làm đàn gắn với họ như duyên phận, không chỉ đem đến miếng cơm manh áo mà còn đánh thức tài năng nghệ sĩ của những người “nông dân nghệ sỹ” chân chất quanh năm chân lấm tay bùn. Trải qua thời gian, đời trước truyền nghề đời sau, từ đó nghề làm nhạc cụ trở thành nghề truyền thống của làng.

lang-dan-dao-xa-15718200582901940176099

Từ Đào Xá đi rộng quanh xã Ðông Lỗ cũng có thể dễ dàng thấy không ít nét độc đáo mà không nơi nào có được. Chẳng hạn, câu chuyện hai cây duối cổ ngàn năm, duy nhất được vua nhà Lý sắc phong “thân mộc hộ quốc” thì chỉ ở chùa Viên Đình, làng Kẹo, xã Đông Lỗ mới có. Nghe kể lại, nhân duyên của hai cây duối này được dân gian ghép cho không ít nét đặc sắc. Người Đông Lỗ bảo “duối chồng” và “duối vợ” cách nhau chừng mươi thước, nhưng lại cùng tỏa bóng xanh mát bốn mùa, quấn quýt rất tình cảm. Thân cây duối chồng sần sùi, to phải hai người ôm, còn cây duối vợ thon thả hơn, nuột nà và ra quả vàng rộm mỗi độ hè về. Chính vì dáng đẹp và gợi cảm về một mái ấm gia đình của hai cây duối đã làm vua Lý xúc động, nên mới đặt nền móng để dựng chùa Viên Đình và sắc phong cho chúng. Và hơn hết, cho đến nay, khi những lữ khách hành hương gần xa ghé đến Đào Xá, mọi người lại nhớ thêm câu ca dao:

“Đông Lỗ có làng làm đàn

Có ngọc xá lợi tiếng lan khắp vùng

Có tiếng chuông thỉnh mênh mông

Duối vợ, duối chồng kết ngãi ngàn năm”.

Thu Hằng

Tin khác

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, được xác định là cơ hội vàng để thu hút du khách về với Ninh Bình. Ngành du lịch Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón 550.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 520 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Kết nối Di sản Tràng An với các thành phố Di sản UNESCO

Kết nối Di sản Tràng An với các thành phố Di sản UNESCO

(CLO) Tỉnh Ninh Bình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc tế “Phát huy vai trò, giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới”.

Đời sống văn hóa