Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lê Đức Thọ (10/10/1911 - 10/10/2021):

Lê Đức Thọ - Nhà cách mạng tài năng của Đảng

Thứ năm, 30/09/2021 11:09 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cách đây 10 năm, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Lê Ðức Thọ (10/10/1911 – 10/10/2011), nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã có bài viết, nhấn mạnh đồng chí Lê Đức Thọ xứng đáng là “một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”.

Và thực sự, với 64 năm hoạt động cách mạng liên tục, đồng chí Lê Đức Thọ đã là một trong những đồng chí lãnh đạo có nhiều cống hiến lớn cho sự nghiệp cách mạng, một nhà cách mạng tài năng của Đảng.

Người con của vùng đất mang “hào khí Đông A”

Nhà cách mạng tài năng của Đảng sinh ngày 10/10/1911 tại xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc (nay là xã Nam Vân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Đất thành Nam xưa nay vẫn nổi tiếng trong lịch sử là nơi phát tích của Vương triều Trần với hào khí Đông A đầy tự hào.

le duc tho  nha cach mang tai nang cua dang hinh 1

Không biết có phải tinh thần yêu nước của vùng đất quê hương đã ngấm vào huyết quản chàng trai Phan Đình Khải - tên thật của nhà cách mạng Lê Đức Thọ hay không - mà chàng trai Thành Nam ấy đã tham gia cách mạng từ rất sớm. Năm 1925, khi mới 14 tuổi Phan Đình Khải đã tích cực hoạt động trong phong trào học sinh yêu nước. Năm 1926, tham gia các hoạt động bãi khóa, dự lễ truy điệu nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh. Năm 1928, khi mới 17 tuổi, Phan Đình Khải đã được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và chỉ một năm sau, năm 1929, tròn 18 tuổi, đồng chí được vinh dự kết nạp vào Đông Dương cộng sản Đảng, làm Bí thư Chi bộ học sinh và phụ trách công tác thanh niên học sinh, thuộc lớp những đảng viên Cộng sản đầu tiên của Đảng ta.

Tháng 11 năm 1930, Phan Đình Khải - lúc này đã là nhà cách mạng Lê Đức Thọ bị thực dân Pháp bắt và kết án 10 năm khổ sai và bị đầy đi nhà tù Côn Đảo, làm Bí thư chi bộ và Thường vụ Chi ủy nhà tù. Năm 1936, trước sự đấu tranh mạnh mẽ của dân ta và phong trào Bình dân ở Pháp, thực dân Pháp ở Đông Dương phải trả tự do cho một số tù chính trị, trong đó có đồng chí Lê Đức Thọ. Ra tù, trở về quê hương, trong những năm 1936-1939, đồng chí tiếp tục xây dựng cơ sở bí mật của Đảng và phụ trách công tác báo chí công khai của Đảng bộ.

Từ năm 1939 – 1944 bị địch bắt và bị kết án 5 năm tại các nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), Sơn La và Hòa Bình. Tháng 9/1944, ra tù được Trung ương Đảng giao phụ trách công tác khu an toàn của Trung ương, công tác tổ chức và huấn luyện cán bộ. Tháng 10/1944, Đồng chí được chỉ định là ủy viên Trung ương Đảng và trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ; Đồng chí dự hội nghị mở rộng Ban Thường vụ Trung ương Đảng đêm 09/3/1945 để ra chủ trương mới phát động cao trào cách mạng đi tới cuộc Tổng khởi nghĩa.

Gắn bó mật thiết cùng cách mạng miền Nam

Là người con đất Bắc nhưng phần lớn thời gian trong cuộc hành trình hơn 6 thập kỷ làm cách mạng, đồng chí Lê Đức Thọ đã có sự gắn bó mật thiết với nhân dân miền Nam, với cách mạng miền Nam.

Ngay sau ngày toàn quốc kháng chiến, theo sự phân công của Ðảng, đồng chí đã đi bộ, băng rừng, lội suối vượt Trường Sơn, từ Việt Bắc vào đến Đồng Tháp Mười công tác. Chuyến đi mà sau này theo hồi ức của nhà cách mạng Lê Đức Thọ là “một chuyến đi đầy khó khăn, gian khổ” trong sự truy đuổi của kẻ địch, “một số đồng chí hy sinh và bản thân cũng suýt chết”, để thực hiện sự phân công của Đảng với nhiệm vụ tổ chức, huấn luyện và đào tạo cán bộ, đồng thời giúp các đồng chí Campuchia thành lập một đảng riêng theo chủ trương của Trung ương là tách Đảng Cộng sản Đông Dương ra thành ba đảng. Năm 1949, đồng chí nhận trọng trách là Phó Bí thư Xứ ủy Nam Bộ. Năm 1951, tại Đại hội lần thứ II của Đảng, Đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Từ năm 1949 - 1954, làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam.

le duc tho  nha cach mang tai nang cua dang hinh 2

Có thể nói, đồng chí Lê Đức Thọ đã gắn bó với nhân dân miền Nam trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Cũng cần nhớ rằng, tình hình cách mạng Nam bộ thời kỳ đó không ít khó khăn.

Sau Nam kỳ khởi nghĩa, Đảng bộ Nam bộ bị tổn thất nặng nề. Nhiều cán bộ ưu tú của Đảng bị địch bắn giết, tù đày... Cách mạng Tháng Tám năm 1945 bùng nổ, nhân dân Nam bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng, giành được chính quyền. Chưa đầy một tháng, thực dân Pháp đã gây hấn trở lại, buộc nhân dân Nam bộ phải tiến hành cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Tất cả đều được xây dựng từ đầu, từ cơ sở tổ chức Đảng đến các đoàn thể quần chúng, chính quyền, lực lượng vũ trang cách mạng...

Nhân dân Nam bộ vừa đánh giặc vừa xây dựng lực lượng cách mạng. Xứ ủy Nam Bộ thời kỳ đó đã hoàn thành nhiệm vụ được Trung ương Đảng ủy thác là tham gia tổ chức việc chuyển quân tập kết ra Bắc theo Hiệp định Geneve (1954) và bố trí đội ngũ cán bộ, xây dựng hệ thống bộ máy tổ chức Đảng ở miền Nam làm cơ sở cho cuộc chiến đấu lâu dài chống xâm lược Mỹ sau này.

Trong bộn bề gian khó ngày ấy, đồng chí Lê Đức Thọ cùng với đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy, đã là những nhà lãnh đạo đứng mũi chịu sào trong cuộc kháng chiến ở Nam bộ. Trung ương Cục miền Nam mà đồng chí Lê Đức Thọ làm Phó Bí thư, đảm đương nhiệm vụ chính là thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng tại Nam bộ và Cao Miên, phát triển sâu rộng thực lực cách mạng, đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi cuối cùng.

Trong chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mỹ xâm lược, đồng chí Lê Đức Thọ lại vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Nam với vai trò Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam.

Duyên nợ với cách mạng miền Nam của đồng chí Lê Đức Thọ chưa dừng lại ở đó. Sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, đồng chí lại được Bộ Chính trị cử vào miền Nam làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Đến tháng 5/1968, được Bộ Chính trị gọi ra miền Bắc, giao nhiệm vụ phụ trách công tác đấu tranh ngoại giao, làm cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris bàn về lập lại hòa bình ở Việt Nam và trực tiếp đàm phán với đại diện của Chính phủ Mỹ trong các cuộc nói chuyện riêng giải quyết hòa bình về vấn đề Việt Nam.

Sau Hiệp định Paris về Việt Nam (1973), đồng chí Lê Đức Thọ một lần nữa lại được cử vào Nam công tác, làm Trưởng ban miền Nam của Trung ương. Cuối tháng 3/1975, đồng chí Lê Đức Thọ vào chiến trường trực tiếp cùng Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam lãnh đạo, chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh giành toàn thắng.

Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất (30/4/1975), đồng chí lại được phân công làm Phó ban đại diện của Đảng và Chính phủ ở miền Nam.

Những đóng góp của đồng chí Lê Đức Thọ trong lãnh đạo công tác xây dựng, phát triển Đảng thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở Xứ ủy Nam bộ - Trung ương Cục miền Nam được Ban Chấp hành Trung ương Đảng đánh giá “...là một trong những đồng chí lãnh đạo có công lớn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội yêu cầu kiểm tra xử lý đơn thư tại chung cư 43-45, ngõ 130 Đốc Ngữ

Hà Nội yêu cầu kiểm tra xử lý đơn thư tại chung cư 43-45, ngõ 130 Đốc Ngữ

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng các diện tích xây dựng trong khu chung cư 43-45, ngõ 130 Đốc Ngữ, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình.

Tin tức
Hà Nội yêu cầu giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh

Hà Nội yêu cầu giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1354/UBND-KGVX về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giao 4 địa phương sớm thí điểm mô hình mẫu về bộ phận một cửa

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giao 4 địa phương sớm thí điểm mô hình mẫu về bộ phận một cửa

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị 4 địa phương: Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh và Bình Dương sớm hoàn thiện tài liệu mô hình mẫu về bộ phận một cửa, tổ chức triển khai thí điểm trong năm 2024 với mục tiêu tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện TTHC, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính.

Tin tức
Đắk Lắk: Gia hạn thời gian thanh tra Công ty CP cà phê Thắng Lợi

Đắk Lắk: Gia hạn thời gian thanh tra Công ty CP cà phê Thắng Lợi

CLO) Ngày 8/5, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã gia hạn thanh tra thêm 30 ngày tại Công ty Cổ phần cà phê Thắng Lợi (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) vì có nhiều nội dung cần phải xác minh làm rõ.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh chuyển đổi số để hỗ trợ giám sát ngân hàng, phòng chống rửa tiền

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh chuyển đổi số để hỗ trợ giám sát ngân hàng, phòng chống rửa tiền

(CLO) Dự và phát biểu tại Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ "5 đẩy mạnh" trong chuyển đổi số ngành ngân hàng, trong đó có đẩy mạnh chuyển đổi số trong hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, nhằm tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, rửa tiền.

Tin tức