Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn năm 2022 sẽ không tổ chức

Thứ bảy, 19/02/2022 19:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhằm thực hiện chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 về việc phòng chống dịch, quận Ngũ Hành Sơn quyết định không tổ chức Lễ hội truyền thống Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn năm 2022.

Cũng theo thông tin, đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như Lễ Vía Đức Bồ Tát, Khai kinh, Thượng phan, triển lãm, tọa đàm, thuyết pháp, cầu siêu... do chùa Quán Thế Âm (nếu có) tổ chức, thành phố yêu cầu giảm bớt quy mô, thời gian, điều chỉnh thời gian tổ chức nhằm hạn chế tối đa việc tập trung đông người.

Nhiều năm qua, Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn được tổ chức long trọng và thành công, góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống, văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương và du khách.

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh vẫn có chiều hướng tăng cao, cần hạn chế các hoạt động tập trung đông người nên thành phố Đà Nẵng đã yêu cầu tạm dừng tổ chức lễ hội này 2 năm trở lại đây.

le hoi quan the am  ngu hanh son nam 2022 se khong to chuc hinh 1

Hóa thân Đại Trí Văn thù Sư Lợi Bồ Tát - Ảnh: Bảo tàng Đà Nẵng cung cấp

Vài nét về Lễ hội Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn

Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức hàng năm vào ngày 19/2 Âm lịch và diễn ra trong 3 ngày tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Lần đầu tiên lễ hội được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn.

Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm.

Sau đó, vì nhiều lý do, lễ hội không được tổ chức trong một thời gian khá dài. Mãi đến ngày vía đức Phật bà Quan Thế Âm vào năm 1991 (19/2 năm Tân Mùi), Lễ hội Quán Thế Âm mới được khôi phục trở lại và ngày càng được tổ chức với một tầm vóc, quy mô ngày càng lớn và nội dung ngày càng phong phú hơn.

Vào năm 2000, lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được Tổng cục Du lịch công nhận và xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn cấp quốc gia. Lễ hội cũng được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức gồm hai phần: lễ và hội. Phần lễ mang màu sắc lễ nghi Phật Giáo với các nội dung: Lễ rước ánh sáng, Lễ khai kinh, Lễ trai đàn chẩn tế, Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc, Lễ rước tượng Quán Thế Âm.

Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá - thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng... các hoạt động văn hóa như triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, hội thi nấu ăn chay...

Với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao mang đậm tính dân tộc, lễ hội Quán Thế Âm tuy mang màu sắc tôn giáo nhưng lại đi sâu vào tự tình dân tộc, góp phần phục hồi và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Quán Thế Âm là một lời cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho mưa hòa gió thuận; là dịp để mọi người, mọi giới chan hòa trong không khí hội hè, soi mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để ngày một sống đẹp hơn.

Vân Anh

Bình Luận

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa