Liên Hợp Quốc: “Bão giá” thời xung đột Nga - Ukraine dấy lên nỗi thống khổ của hàng triệu người

Thứ năm, 09/06/2022 11:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Liên hợp quốc vừa công bố những tác động của cuộc chiến ở Ukraine khiến hàng triệu người chịu cảnh thống khổ do tăng giá lương thực và năng lượng, đồng thời làm gia tăng cuộc khủng hoảng tài chính, bên cạnh tác động của đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu.

Theo Nhóm Ứng phó Khủng hoảng Toàn cầu của Liên hợp quốc, cuộc chiến "đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt toàn cầu chưa từng thấy trong ít nhất một thập kỷ," làm suy yếu tham vọng của Liên hợp quốc nhằm xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực trên toàn thế giới và thực hiện 16 mục tiêu khác vì một xã hội tốt đẹp hơn vào năm 2030 .

lien hop quoc bao gia thoi xung dot nga  ukraine day len noi thong kho cua hang trieu nguoi hinh 1

Người dân tị nạn ở Mekele thuộc vùng Tigray, miền Bắc Ethiopia. Ảnh: AP.

Được biết đây là Nhóm do Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres thành lập để đánh giá tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine vào ngày 24 tháng 2, cũng tuyên bố rằng 60% người lao động có thu nhập thực tế ngày nay thấp hơn so với mức ghi nhật trước đại dịch Covid-19 và 60% ở các nước nghèo nhất, hiện những người dân nghèo này đang gặp khó khăn về nợ nần chồng chất.

Ông Guterres, chủ tịch của nhóm, tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng "tác động của chiến tranh đối với an ninh lương thực, năng lượng và tài chính là có hệ thống, nghiêm trọng và đang tăng tốc."

Ông cảnh báo, chiến tranh "đang đe dọa đến loài người, đồng thời mở ra một làn sóng đói khát và cơ cực vô song, để lại thảm họa kinh tế và xã hội."

lien hop quoc bao gia thoi xung dot nga  ukraine day len noi thong kho cua hang trieu nguoi hinh 2

Trẻ em là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nạn đói tại châu Phi. (Ảnh: Khánh Linh).

Người đứng đầu Liên hợp quốc cảnh báo: “Những người dễ bị tổn thương và các quốc gia dễ bị tổn thương đã và đang cảm thấy bị chèn ép, nhưng đừng nhầm: thảm họa về chi phí sinh hoạt này sẽ ảnh hưởng đến mọi quốc gia và xã hội”.

Theo Guterres, chi phí thực phẩm đang tăng cao kỷ lục, trong khi giá phân bón đã tăng hơn gấp đôi.

Ông nói: “Nếu không có phân bón, người nông dân sẽ gặp khó khăn trong hoạt động canh tác, sản xuất cây trồng. Hơn nữa tình trạng thiếu ngô và lúa mì sẽ kéo dài sang tất cả các loại cây trồng chủ lực, bao gồm cả lúa gạo, tàn phá trực tiếp đến miếng cơm, manh áo của hàng tỷ người ở châu Á và Nam Mỹ.

Ông tiếp tục: “Cuộc khủng hoảng lương thực năm nay được thúc đẩy bởi tình trạng thiếu tiếp cận. "Có thể năm sau sẽ thiếu lương thực."

Theo phân tích, khoảng 180 triệu người ở 41 trong số 53 quốc gia có sẵn dữ liệu được dự đoán sẽ phải chịu một cuộc khủng hoảng lương thực hoặc tồi tệ hơn trong năm nay, với thêm 19 triệu người phải đối mặt với tình trạng "suy dinh dưỡng mãn tính trên toàn cầu vào năm 2023".

Hơn nữa, nghiên cứu cho biết rằng giá năng lượng cao kỷ lục đang gây ra tình trạng thiếu nhiên liệu và mất điện ở tất cả các nơi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi. Vừa đói, vừa nghèo mà phải sống chui lủi trong màn đêm hiu quạnh, sẽ khiến người dân nơi đây rơi vào cảnh bế tắc như thế nào nữa?

lien hop quoc bao gia thoi xung dot nga  ukraine day len noi thong kho cua hang trieu nguoi hinh 3

Nam Phi có số lần mất điện kỷ lục trong mùa nóng - Ảnh: BLOOMBERG.

Theo Guterres, nhiều quốc gia đang phát triển đang phải đối mặt với tình trạng siết chặt tài chính dai dẳng với khả năng vỡ nợ và suy sụp kinh tế do hậu quả của đại dịch COVID-19 và sự phục hồi không đồng đều từ hậu quả của đại dịch để lại.

Xung đột Nga – Ukraine và những hệ luỵ từ các lệnh trừng phạt như cấm vận xuất khẩu năng lượng Nga của Liên minh Châu Âu, khiến các nước phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng sử dụng nhiều than hơn (vì than rẻ và dễ nhập khẩu hơn) từ đó lượng khí thải xả ra môi trường tăng lên gây ra các vấn đề liên quan đến môi trường, khí hậu như nóng lên toàn cầu, ô nhiễm không khí,.. đã và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sống của con người.

lien hop quoc bao gia thoi xung dot nga  ukraine day len noi thong kho cua hang trieu nguoi hinh 4

Sẽ ra sao nếu con người chúng ta cứ phải hít thở trong bầu không khí xám xịt, ngột ngạt này?

Theo Rebeca Grynspan, tổng thư ký của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, đồng thời là đồng điều hành viên của Nhóm Ứng phó Khủng hoảng Toàn cầu nhận định rằng sợi dây lương thực, năng lượng và tiền bạc đều gắn liền bền chặt với nhau.

Theo báo cáo, cứ hai quốc gia ở khu vực cận Sahara, châu Phi thì có một quốc gia hiện cực kỳ mong manh và dễ bị tổn thương bởi cả ba yếu tố trên. Theo báo cáo, khu vực Mỹ Latinh và Caribe là nhóm lớn thứ hai bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt, với hơn 20 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề.

Bà Grynspan dự đoán sự bất bình trong xã hội và bất ổn chính trị "do các quốc gia và gia đình giảm khả năng đối phó với một cuộc khủng hoảng toàn cầu khác, bên cạnh đại dịch COVID-19 và thảm họa khí hậu."

lien hop quoc bao gia thoi xung dot nga  ukraine day len noi thong kho cua hang trieu nguoi hinh 5

Mọi người nhận khẩu phần thực phẩm do một nhóm viện trợ nhân đạo Trung Quốc phân phát, ở Kabul, Afghanistan, Thứ Bảy, ngày 30 tháng 4 năm 2022. Ảnh: AP.

"Không có giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng giá cả sinh hoạt trừ khi có một giải pháp cho cuộc khủng hoảng tài chính," bà nói.

Vậy nên, bà Grynspan đã khuyên các tổ chức tài chính quốc tế, đặc biệt là hội đồng quản trị của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tăng cường giải ngân nhanh chóng để giúp các quốc gia có nguồn tài chính hạn chế có đủ nguồn lực tài chính để hoạt động cũng như hỗ trợ người dân sinh hoạt.

Đồng thời, Bà kêu gọi G20 bao gồm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới tạm ngừng việc thu nợ của các nước nghèo và đẩy lùi thời hạn nợ từ 2 đến 5 năm.

Lê Na (Theo AP)

Bình Luận

Tin khác

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu đang 'mộng du' và phụ thuộc vào phân bón Nga

Châu Âu đang "mộng du" và phụ thuộc vào phân bón Nga

(CLO) Một trong những nhà sản xuất phân bón cây trồng lớn nhất cho biết châu Âu đang “mộng du” và trở nên phụ thuộc vào phân bón của Nga, giống như đã từng phụ thuộc vào khí đốt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mới đầu hè, sản lượng tiêu thụ điện tăng kỷ lục

Mới đầu hè, sản lượng tiêu thụ điện tăng kỷ lục

(CLO) Trong tuần qua, nhiều kỷ lục mới về công suất cực đại và sản lượng điện tiêu thụ ngày đã được thiết lập. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhu cầu tiêu thụ lớn khiến giá hải sản tại một số nơi ở Thanh Hoá tăng đến 20-30%, có loại tăng gấp đôi.

Thị trường - Doanh nghiệp