Linh hoạt hơn nữa để đạt “đa mục tiêu”

Thứ năm, 10/03/2022 09:31 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Chỉ với sự thích ứng và vận dụng thực sự linh hoạt, chúng ta mới có thể vượt qua rất nhiều những trở ngại, những khúc mắc có thể phát sinh trong một số quyết sách chống dịch, và cái đích cuối cùng là chinh phục “đa mục tiêu”.

Tiếp tục ngăn chặn lây lan, tập trung kiểm soát hiệu quả rủi ro, hạn chế số ca chuyển nặng, giảm ca tử vong, không để quá tải hệ thống y tế; thúc đẩy phục hồi nhanh, phát triển bền vững, đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế; giải quyết, chăm lo các vấn đề an sinh xã hội; bảo đảm giữ vững quốc phòng - an ninh… đó là “đa mục tiêu” được người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh trong cuộc họp ngày 5/3 vừa qua. Tuy nhiên, để biến đa mục tiêu ấy thành hiện thực, yếu tố cốt lõi là sự linh hoạt hơn nữa của các cấp thực thi chống dịch.

1. Có lẽ chính đơn vị đề xuất - Bộ Y tế cũng không ngờ “đề xuất F0, F1 đi làm trong thời gian cách ly” lại thu hút được sự quan tâm của cả người lao động lẫn các đơn vị sử dụng lao động đến vậy. Nếu đề xuất F0 còn gây nhiều tranh cãi thì câu chuyện F1 đi làm được nhiều người cho là phương án phù hợp trong tình hình hiện nay. Tất nhiên, ở đây trước hết phải nhấn mạnh, việc này phải phù hợp với từng ngành nghề và tùy theo khả năng lây nhiễm của từng trường hợp tiếp xúc gần. Theo nhiều chuyên gia, tùy theo từng môi trường làm việc để có thể áp dụng linh hoạt cho F1 đi làm. Những người chỉ tiếp xúc với F0 không quá lâu, tiếp xúc có đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn thì nguy cơ chuyển bệnh sẽ ít hơn. Nếu cứng nhắc để F1 nghỉ như trước đây sẽ càng thiếu hụt lao động nghiêm trọng và không cần thiết. Trong bối cảnh F0 tràn lan như hiện nay, ai cũng có thể là F1. Nhất là các F1 nguy cơ thấp, không tiếp xúc gần và lâu với F0, hoàn toàn có thể đi làm trực tiếp.

linh hoat hon nua de dat da muc tieu hinh 1

Như trao đổi với Báo Tuổi Trẻ, đại diện Sở Y tế Bắc Giang cho hay tỉnh chủ trương cho người lao động là F1 đi làm để giảm thiểu khó khăn do thiếu nhân lực cho công ty, doanh nghiệp. Những ai có biểu hiện sốt, ho, mất khứu giác, mất vị giác sẽ phải thực hiện xét nghiệm COVID-19. “Thực tế, nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp rất lớn nên nếu cứ F1 mà cách ly tại nhà sẽ thiếu hụt lao động cục bộ. Khi F1 đi làm, các doanh nghiệp chủ động yêu cầu người lao động tuân thủ 5K, bố trí riêng khu vực làm việc. Trường hợp bất đắc dĩ thì có thể làm chung vì nếu bố trí cứng nhắc sẽ rất khó, việc này phụ thuộc loại hình sản xuất của doanh nghiệp. Việc F1 đi làm sẽ giảm bớt khó khăn cho cả cơ quan Nhà nước, vì nếu cứ F1 mà cách ly 5 ngày thì không có người làm. Nếu không cho lao động là F1 đi làm thì họ vẫn tiếp xúc người dân trong cộng đồng”, vị này cho hay.

Nếu được Nhà nước cho phép F0, F1 làm việc thì doanh nghiệp sẵn sàng phối hợp thực hiện mà không gặp khó khăn gì. Các F1 đi làm thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể hỗ trợ chi phí xét nghiệm vào các ngày thứ 3, 5, 7 để đảm bảo an toàn, quản lý chặt chẽ, sắp xếp khu vực ăn uống riêng biệt. Thế nhưng do công ty sản xuất theo dây chuyền liên tục từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm, không phải theo từng công đoạn nên khó tách riêng F0, F1 ra khu làm việc riêng như đề xuất của Bộ Y tế. Do vậy, giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp này hiện nay vẫn là F0 tự cách ly và F1 đi làm với sự giám sát chặt chẽ” - đại diện Công ty TNHH PouYuen Việt Nam ở Khu công nghiệp Bình Tân, TP.HCM chia sẻ với phóng viên VOV.

Doanh nghiệp, người lao động là vậy, học sinh và các trường cũng không khác. “Một học sinh là F0 thì chỉ có vài bé là F1 chứ không hẳn là cả lớp. Việc cho học sinh nghỉ ở nhà 14 ngày là không cần thiết. Chỉ còn hơn 3 tháng nữa là kết thúc năm học. Nếu cứ mỗi lần phát hiện F0 lại cho học sinh nghỉ học 14 ngày thì thời gian các cháu học trực tiếp chẳng còn là bao. Tuy vậy, hiệu trưởng trả lời là nhà trường làm theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nếu Bộ Y tế thay đổi quy định thì trường mới dám thay đổi” - ghi nhận của phóng viên Báo Tuổi Trẻ với một phụ huynh tại TP.HCM.

2. Có lẽ không phải bỗng dưng mà người lao động, doanh nghiệp, phụ huynh lại có những chia sẻ mạnh mẽ như vậy. Theo những con số được Bộ Y tế công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng gần đây, chỉ tính riêng tại Hà Nội, số ca nhiễm liên tục tăng vùn vụt, vượt mốc. Tuy nhiên, có một điểm chung rất đáng mừng là phần lớn, như hồi cuối tháng 2/2022, có đến 97% ca bệnh đều ở thể nhẹ, gần như không có triệu chứng và có thể tự điều trị tại nhà. So với tháng trước, số ca mắc tăng trên diện rộng nhưng số ca tử vong giảm 47,1%; số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 24,5%; số ca nặng, nguy kịch giảm 43,1%. Tỷ lệ chết/số ca mắc của 30 ngày qua là 0,2%, giảm so với tháng trước (1%), ngày 1/2 là 0,9% và ngày 3/3 là 0,1%. Số học sinh nhiễm COVD-19 khi trở lại trường là khá cao nhưng như chia sẻ của ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết các phụ huynh đồng tình cao cho con em trở lại trường học trực tiếp và đến giờ này việc mở cửa trường học cơ bản an toàn, hầu hết các cháu nhiễm bệnh đều không có triệu chứng nặng…

linh hoat hon nua de dat da muc tieu hinh 2

Thêm vào đó, chiến dịch tiêm chủng, như khẳng định của Thủ tướng Chính phủ đã thành công, đạt tỷ lệ rất cao so với thế giới, riêng chiến dịch tiêm chủng thần tốc mùa xuân đã tiêm được 14 triệu liều. Tới ngày 3/3, Việt Nam cơ bản hoàn thành việc tiêm mũi 1 với các đối tượng từ 18 tuổi, mũi 2 là 98,4% và mũi 3 là 37,4%. Với đối tượng từ 12-17 tuổi, tỷ lệ mũi 1, mũi 2 lần lượt là 98,8% và 93,5%. Chúng ta cũng đang nghiên cứu việc tiêm mũi 4. Hoàn thành các thủ tục để mua 22 triệu liều vaccine Pfizer để tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Sau khi điện đàm với Thủ tướng, lãnh đạo hãng Pfizer đã cam kết cố gắng hoàn thành việc bàn giao vaccine chậm nhất trong quý II/2022.

Những thông tin được tiếp nhận ấy, thực tế trải qua của không ít những F0 đã cho chính nhiều người dân thấy rằng COVID-19 nguy hiểm nhưng cũng không quá đáng sợ nếu như mỗi người đều có sự phòng vệ kỹ càng (thông qua “5K + vaccine + thuốc điều trị + công nghệ + ý thức”) để đối chọi với nó.

3. Cuộc sống luôn trôi chảy và nhiệm vụ của mỗi chúng ta là tiến về phía trước. Dịch bệnh COVID-19, như khẳng định ngày 9/3 của người đứng đầu LHQ, “chưa kết thúc và có thể kéo dài hơn nữa”.

Nhưng trong cuộc chiến chống dịch rõ ràng còn rất gian nan ấy, chúng ta rõ ràng đang có một bệ đỡ niềm tin rất lớn từ những gì đã, đang có. Đó không chỉ là tỷ lệ phủ vaccine ngày càng cao, không chỉ là tỷ lệ ca bệnh nặng, tử vong ngày càng giảm mà còn là việc những thành quả bước đầu từ việc kiểm soát tốt dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã dần lộ diện… Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và bản thân mỗi người dân rõ ràng đã có nhiều kinh nghiệm hơn, chủ động hơn, bình tĩnh hơn, kiên trì, kiên định hơn, nhất quán hơn và đặc biệt linh hoạt hơn trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch…

Thời gian tới, như lời Thủ tướng Chính phủ, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng với dự báo diễn biến dịch bệnh sẽ tiếp tục phức tạp, khó lường, khó dự báo với biến chủng Omicron, rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng với tinh thần phòng, chống dịch là không có tiền lệ nên không cầu toàn, không nóng vội, bám sát tình hình để tiếp tục rút kinh nghiệm, điều chỉnh phù hợp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiên trì, kiên quyết thực hiện chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, kiểm soát các trường hợp nguy cơ cao, chuyển nặng, tử vong; tiếp tục thực hiện nghiêm và linh hoạt, hiệu quả công thức “5K + vaccine + thuốc điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp linh hoạt khác”, vận dụng linh hoạt trong điều kiện cụ thể.

Linh hoạt, rõ ràng là yếu tố được người đứng đầu Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh trong hành trình chống dịch và phục hồi kinh tế phía trước. Chỉ với sự thích ứng và vận dụng thực sự linh hoạt, chúng ta mới có thể vượt qua rất nhiều những trở ngại, những khúc mắc có thể phát sinh trong một số quyết sách chống dịch, và cái đích cuối cùng là chinh phục “đa mục tiêu”: Tiếp tục ngăn chặn lây lan, tập trung kiểm soát hiệu quả rủi ro, hạn chế số ca chuyển nặng, giảm ca tử vong, không để quá tải hệ thống y tế; thúc đẩy phục hồi nhanh, phát triển bền vững, đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế; giải quyết, chăm lo các vấn đề an sinh xã hội; bảo đảm giữ vững quốc phòng - an ninh… - như người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh trong cuộc họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ngày 5/3 vừa qua.

Hồng Hà

Bình Luận

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn