Lý do kiến nghị rút lễ giỗ bà Phi Yến khỏi danh mục Di sản văn hóa quốc gia

Thứ tư, 27/04/2022 20:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc sẽ có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị rút lễ giỗ bà Phi Yến khỏi danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Vua Gia Long chưa từng ra Côn Đảo?

Ngày 27/4, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc cho biết, đang làm đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc rút lễ giỗ bà Phi Yến khỏi danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lý do, theo Chủ tịch Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc, những ý kiến tại buổi tọa đàm mới đây đã làm rõ bà Phi Yến không phải là thứ phi của vua Gia Long.

ly do kien nghi rut le gio ba phi yen khoi danh muc di san van hoa quoc gia hinh 1

Tọa đàm "An Sơn miếu và bà Phi Yến ở Côn Đảo - vấn đề từ truyền thuyết đến hồ sơ di sản"

Trước đó, vào chiều 26/4 tại Huế, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc tổ chức toạ đàm khoa học "An Sơn miếu và bà Phi Yến ở Côn Đảo - vấn đề từ truyền thuyết đến hồ sơ di sản".

Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học lịch sử ở Huế và nhiều nơi tham gia.

PGS.TS Đỗ Bang - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết, mục đích của cuộc tọa đàm lần này là xác minh các sự kiện, nhân vật, di tích, nguồn gốc lễ hội để tôn vinh, phát huy đúng người, đúng việc cũng như trả lại những giá trị chân chính của lịch sử cho các sự kiện, nhân vật mà cụ thể là vua Gia Long.

Tại buổi toạ đàm, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá đưa ra nhiều tư liệu và đều đồng quan điểm Nguyễn Ánh khi thất trận ở Gia Định đã không chạy đến đảo Côn Lôn (Côn Đảo) nên không có chuyện như truyền thuyết.

Ông Đỗ Bang cho rằng, có thể có sự nhầm lẫn về sử liệu. Hai chữ “côn lôn” có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai, khi phiên âm tiếng Việt là cù lao. Do vậy, khi biên soạn “Phủ biên tạp lục”, tác giả Lê Quý Đôn cho biết vào đầu thế kỷ XVIII, tại vùng biển miền Nam có đến 3 địa danh mang tên Côn Lôn ở 3 vị trí khác nhau tại ngoài khơi phủ Bình Thuận, ngoài khơi phủ Gia Định và ngoài khơi trấn Hà Tiên.

Ông Bang giải thích, các nguồn sử liệu đều cho biết qua các lần truy đuổi của quân đội Tây Sơn, hướng trốn thoát của Nguyễn Ánh chỉ là miền Tây Nam Bộ qua Rạch Giá - Hà Tiên để tiện đường ra Phú Quốc, Thổ Chu, Cổ Cốt, Cổ Long rồi sang Xiêm.

Thế nên việc Nguyễn Ánh đến Côn Đảo ngày nay là điều hoàn toàn không thể. Côn Đảo lúc bấy giờ thuộc kiểm soát của quân Tây Sơn, quá xa Phú Quốc và không có đường thoát sang Xiêm.

Còn theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì nhà sử học người Pháp Charles H. Maybon trong cuốn “Bài đọc lịch sử cận và hiện đại nước Nam từ 1428 đến 1926” có ghi rõ: “Để tránh bị săn đuổi một cách khốc liệt, ông (Nguyễn Ánh) phiêu bạt trong vịnh Thái Lan. Từ Phú Quốc đến đảo Ko-rong, Kot-kut, rồi trở lại Phú Quốc”.

Ông Xuân cho rằng, có thể việc Nguyễn Ánh đến Côn Lôn được sử chép lại có thể là đảo Ko-rong, tức Cổ Long chứ không phải Côn Đảo ngày nay.

PGS.TS Nguyễn Văn Đăng, nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế) cho biết, qua nghiên cứu tài liệu, hoàn toàn không có ghi chép về bà thứ phi Hoàng Phi Yến (Lê Thị Răm) và Hoàng tử Hội An (Hoàng tử Cải) trong tộc hệ triều Nguyễn.

Ông Đăng nhấn mạnh rằng, “Cục Di sản văn hóa đã tùy tiện, đơn giản và có sự tắc trách trong việc công nhận mà thiếu thẩm định nền tảng lịch sử về di tích miếu An Sơn và truyền thuyết về bà Phi Yến”.

Cũng theo ông Đăng, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã im lặng quá lâu và cần phải lên tiếng ngay về vụ việc này nhằm trả lại đúng sự thật.

Cục Di sản văn hóa chưa nhận được kiến nghị

Liên quan đến nội dung này, ngày 27/4, lãnh đạo Cục Di sản văn hóa cho biết, Cục chưa nhận được bất kỳ kiến nghị nào về việc rút lễ giỗ bà Phi Yến khỏi danh mục di sản văn hóa quốc gia.

Tuy nhiên, nếu nhận được, Cục sẽ tham mưu cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xem xét vấn đề này theo đúng tinh thần của Luật Di sản Văn hóa và Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003 - vị lãnh đạo Cục Di sản văn hóa cho biết.

Đồng thời, lãnh đạo Cục Di sản văn hóa cho rằng, việc ghi danh lễ giỗ bà Phi Yến ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được xem xét ở góc độ của Luật Di sản văn hóa và Công ước về bảo vệ di sản văn hóa năm 2003, không xem xét dựa trên yếu tố lịch sử.

ly do kien nghi rut le gio ba phi yen khoi danh muc di san van hoa quoc gia hinh 2

Lễ giỗ Bà Hoàng Phi Yến được trao truyền từ năm 1857

ly do kien nghi rut le gio ba phi yen khoi danh muc di san van hoa quoc gia hinh 3

Miếu An Sơn thờ bà Hoàng Phi Yến

ly do kien nghi rut le gio ba phi yen khoi danh muc di san van hoa quoc gia hinh 4

Lễ giỗ bà Phi Yến là một lễ hội văn hóa dân gian của người dân Côn Đảo

Theo lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, với di sản văn hóa phi vật thể cần nhìn nhận nó trên góc độ thực hành văn hóa, di sản trong cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể là văn hóa sống, là hiện tại, là vai trò của nó với đời sống của chủ thể. Phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp thông qua các thực hành văn hóa giúp cho cuộc sống của cộng đồng tốt lên. Bản thân lễ giỗ bà Phi Yến là một lễ hội thể hiện khát vọng và mong cầu của người dân, của cộng đồng nơi đó.

“Việc thờ cúng và lễ giỗ bà Phi Yến, cộng đồng thấy có yếu tố thiêng cho nên di sản được trao truyền từ năm 1857 trong không gian miếu An Sơn và tiếp tục trao truyền cho đến ngày nay. Cho đến thời điểm hiện tại, sức sống của lễ hội này ngày càng được lan tỏa hơn” - lãnh đạo Cục Di sản văn hóa nêu quan điểm.

Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ giỗ bà Thứ phi Hoàng Phi Yến vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tuy nhiên, việc công nhận này đã gây ra những băn khoăn trong giới sử học.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa