Malaysia bác yêu sách hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông

Thứ bảy, 01/08/2020 10:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong một công hàm gửi Liên Hợp Quốc, Malaysia đã tuyên bố rằng các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông không có cơ sở pháp lý.

Một máy bay trực thăng cất cánh từ tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông vào ngày 17 tháng 7 - Ảnh: Reuters

Một máy bay trực thăng cất cánh từ tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông vào ngày 17 tháng 7 - Ảnh: Reuters

Bản công hàm của phái đoàn Malaysia tại Liên Hợp Quốc gửi cho Tổng thư ký Antonio Guterres nói rằng, Malaysia "bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với các quyền lịch sử, hoặc các quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán khác, liên quan đến các khu vực trên biển của Biển Đông, phần có liên quan của 'đường chín đoạn'".

Công hàm của Malaysia lưu ý, các tuyên bố của Trung Quốc trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (Unclos), và nói thêm, "Chính phủ Malaysia cho rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố các đặc điểm hàng hải ở Biển Đông là không có cơ sở luật pháp quốc tế ".

Những tuyên bố của Malaysia lặp lại một tuyên bố chung do Hoa Kỳ và Australia đưa ra đầu tuần này, trong đó các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng khẳng định rằng "các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh không có giá trị theo luật pháp quốc tế”.

Trước đó, vào ngày 13 tháng 7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã đưa ra một tuyên bố mang tính bước ngoặt trên Biển Đông rằng: "Yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như chiến dịch bắt nạt nhằm kiểm soát chúng…”.

Malaysia và Trung Quốc từng gửi các công hàm cho Liên Hợp Quốc liên quan đến tuyến đường thủy đang tranh chấp, nhưng từ ngữ của Malaysia cho đến nay đã tập trung vào quyền của mình để thiết lập một thềm lục địa ở vùng biển phía bắc.

"Tuyên bố mới nhất của Malaysia là đáng ngạc nhiên trước sự thay đổi của Pompeo trong chính sách Biển Đông, bởi vì Mahathir đã từ chối bày tỏ rõ quan điểm về điều này cho đến khi Malaysia có một nhà lãnh đạo mới", nhà phân tích quốc phòng cấp cao Derek Grossman nói khi đề cập đến Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin, người thay thế Mahathir Mohamad hồi đầu năm nay.

Malaysia chưa bao giờ chấp nhận đường chín đoạn mà Trung Quốc sử dụng để chiếm phần lớn Biển Đông, dù họ cũng có ít những bất đồng hay tranh chấp về vấn đề này so với một số quốc gia láng giềng.

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak, người mới bị kết án 12 năm tù hôm thứ Ba về nhiều tội tham nhũng, đã chủ động tán thành đầu tư của Trung Quốc, trong khi kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông, trước khi ông thất bại trước liên minh của Mahathir trong cuộc bầu cử tháng 5 năm 2018.

Trưởng phái đoàn thường trực Malaysia tại Liên Hợp Quốc Syed Aidid trong một cuộc họp năm 2019 - Ảnh: Bộ Ngoại giao Malaysia

Trưởng phái đoàn thường trực Malaysia tại Liên Hợp Quốc Syed Aidid trong một cuộc họp năm 2019 - Ảnh: Bộ Ngoại giao Malaysia

Cuối năm ngoái, Mahathir cho biết các nước Đông Nam Á cần hợp tác với Bắc Kinh.

"Chúng tôi không thực sự đủ mạnh để nói với người Trung Quốc ‘Không, bạn không nên làm điều này, đó là luật quốc tế’, hoặc bất cứ điều gì", Mahathir phát biểu tại một sự kiện của Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở Hoa Kỳ.

Sách trắng quốc phòng Malaysia được ban hành ngay trước khi Mahathir từ chức khẳng định: "Malaysia duy trì quan hệ hữu nghị với tất cả các nước và tìm cách giải quyết tranh chấp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế. Biển Đông phải là một nền tảng cho sự hợp tác và kết nối, không phải là một lĩnh vực khu vực đối đầu hoặc xung đột".

Tuy nhiên, bản công hàm của Malaysia hôm thứ Tư đã sử dụng từ ngữ mạnh mẽ hơn nhiều so với thói quen sử dụng thông tin liên lạc trước đây với Liên Hợp Quốc. Điều này cho thấy chính phủ Muhyiddin đã mạnh dạn hơn trong việc thể hiện quan điểm, trong bối cảnh Mỹ đang thể hiện lập trường cứng rắn ở Biển Đông.

Trong một công hàm tương tự gửi Liên Hợp Quốc vào ngày 12 tháng 6, Indonesia khẳng định rằng Trung Quốc không có quyền lịch sử trong Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Indonesia.

Vào tháng 7 năm 2016, một tòa án trọng tài độc lập được thành lập theo Unclos đã bác bỏ các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đối với khu vực và phán quyết có lợi cho Philippines.

Bắc Kinh đã gọi phán quyết này là "bất hợp pháp, vô giá trị".

Trong công hàm gửi tới nói với tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Trung Quốc nói rằng chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hàng hải ở Biển Đông được thiết lập trong quá trình thực hành lịch sử lâu dài. "Chúng rõ ràng và phù hợp với luật pháp quốc tế", bao gồm cả Unclos, tuyên bố nói vào tháng Sáu.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Israel đã thông báo cho Mỹ về kế hoạch sơ tán dân thường và tấn công Rafah

Israel đã thông báo cho Mỹ về kế hoạch sơ tán dân thường và tấn công Rafah

(CLO) Israel tuần này đã thông báo cho Mỹ về kế hoạch sơ tán dân thường Palestine trước một chiến dịch tiến quân sắp tới vào thành phố Rafah phía nam Gaza nhằm tiêu diệt tận gốc Hamas.

Thế giới 24h
Liên hợp quốc cáo buộc Israel cản trở viện trợ tiếp cận Gaza khi nạn đói diễn ra

Liên hợp quốc cáo buộc Israel cản trở viện trợ tiếp cận Gaza khi nạn đói diễn ra

(CLO) Một quan chức hàng đầu của Liên hợp quốc hôm Chủ nhật đã cáo buộc Israel tiếp tục từ chối quyền tiếp cận nhân đạo ở Dải Gaza, nơi một "nạn đói toàn diện" đã xảy ra ở phía bắc vùng đất có 2,3 triệu người này.

Thế giới 24h
Israel và Hezbollah tấn công 'ăn miếng trả miếng', nhiều dân thường thiệt mạng

Israel và Hezbollah tấn công 'ăn miếng trả miếng', nhiều dân thường thiệt mạng

(CLO) Một cuộc không kích của Israel đã giết chết 4 thành viên trong ngôi nhà ở một ngôi làng biên giới miền nam Lebanon hôm Chủ nhật.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm châu Âu lần đầu sau 5 năm

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm châu Âu lần đầu sau 5 năm

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt đầu chuyến công du ba nước châu Âu vào Chủ nhật (5/5), nhằm cải thiện quan hệ giữa hai bên trong bối cảnh căng thẳng toàn cầu đang gia tăng.

Thế giới 24h
Cảnh sát Israel đột kích đài truyền hình Al Jazeera sau lệnh đóng cửa

Cảnh sát Israel đột kích đài truyền hình Al Jazeera sau lệnh đóng cửa

(CLO) Cảnh sát Israel đã đột kích văn phòng của Al Jazeera ở Jerusalem sau khi chính quyền nước này quyết định đóng cửa các hoạt động tại địa phương của đài truyền hình thuộc sở hữu của Qatar này vào Chủ nhật (5/5).

Thế giới 24h