Malaysia vượt Indonesia về số ca COVID-19 mới ngày thứ hai liên tiếp

Thứ sáu, 20/08/2021 07:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với 22.984 ca COVID-19 ghi nhận trong ngày 19/8, Malaysia đã trong ngày thứ hai liên tiếp vượt Indonesia về số ca mắc mới hàng ngày.

Sự kiện: COVID-19

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 14/8/2021. Ảnh: THX

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 14/8/2021. Ảnh: THX

Theo trang thống kê worldometers.info, ngày 19/8, tại 9 quốc gia trong khối ASEAN ghi nhận 92.615 ca mắc COVID-19 và 2.247 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã vượt 9 triệu ca, trong đó 198.362 người tử vong.

Trong ngày 19/8, ASEAN có ba quốc gia ghi nhận trên 20.000 ca mắc mới, gồm Malaysia (22.984 ca), Indonesia (22.053 ca) và Thái Lan (20.902 ca). Như vậy, trong ngày thứ hai liên tiếp, Malaysia đã vượt Indonesia về số ca mắc mới hàng ngày.

Đứng thứ tư về số ca mắc hàng ngày tại ASEAN trong ngày 19/8 là Philippines với 14.895 ca. Tiếp đó là Việt Nam với 10.654 ca, Campuchia với 533 ca, Lào với 284 ca và Singapore với 32 ca.

Về số ca tử vong, có 5 quốc gia công bố ghi nhận ca tử vong mới: Indonesia 1.492 ca, Thái Lan 301 ca, Philippines 258 ca, Malaysia 178 ca, Campuchia 17 ca.

Với 14.895 ca mắc mới COVID-19 phát sinh trong ngày 19/8, đây là mức cao thứ hai kể từ khi dịch bùng phát ở Philippines. Tổng số ca mắc tại Philippines đến nay là 1,79 triệu ca, trong khi số ca tử vong đã tăng lên 30.881 ca sau khi ghi nhận thêm 258 ca.

Trong khi đó, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque cho biết nước này quyết định chi 45,3 tỷ peso (899 triệu USD) từ năm 2022 để triển khai chương trình tiêm chủng liều tăng cường cho người dân. Động thái này diễn ra ngay cả khi giới chức y tế Philippines chưa đưa ra quyết định có cần tiêm mũi thứ 3 hay không.

Tính đến nay, gần 13 triệu người dân tại Philippines, chiếm 11,7% trong tổng số 110 triệu dân, đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.

Tại Campuchia, Bộ Y tế nước này ngày 19/8 ra thông cáo xác nhận có 533 ca mắc COVID-19 trong vòng 24 giờ, gồm 145 ca nhập cảnh và 388 ca lây nhiễm trong cộng đồng, cùng 17 ca tử vong. Như vậy, đến nay, Campuchia phát hiện tổng cộng 87.723 ca mắc COVID-19, trong đó 83.298 người hồi phục và 1.747 người tử vong.

Tính đến ngày 17/8, Campuchia đã phát hiện 715 ca nhiễm biến thể Delta, trong đó có 513 ca nhiễm biến thể này tính đến ngày 13/8. Như vậy chỉ trong 4 ngày, số ca nhiễm biến thể Delta tại Campuchia đã tăng hơn 200 ca, trong bối cảnh hàng nghìn lao động di cư Campuchia tiếp tục vượt biên giới Thái Lan về nước.

Thống kê chính thức cho thấy số ca mắc mới COVID-19 tại Campuchia hiện dao động trong khoảng 500-600 ca/ngày, trong đó chủ yếu ở các tỉnh biên giới và cao điểm ở tỉnh Banteay Meanchey, cùng với hàng trăm ca mắc mới được phát hiện tại một trung tâm cai nghiện ma túy.

Tại Indonesia, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã hối thúc nước này hành động nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 sau khi dữ liệu mới cho thấy hoạt động đi lại trong lĩnh vực bán lẻ và giải trí đã phục hồi về mức trước đại dịch tại một số khu vực trọng điểm.

Indonesia - quốc gia hồi tháng trước trở thành tâm điểm của đợt bùng phát dịch COVID-19 tại châu Á - đã áp đặt các lệnh hạn chế đi lại song hiện cho phép các trung tâm thương mại và nhà hàng tại một số khu vực được hoạt động với 25% công suất.

Báo cáo mới nhất của WHO nhấn mạnh sự gia tăng đáng kể về hoạt động đi lại của người dân trong lĩnh vực bán lẻ và giải trí tại các tỉnh Banten, Tây Java và Trung Java với tổng dân số khoảng 97 triệu người. Dựa trên số liệu của Google từ tuần thứ hai của tháng 8, WHO cho hay hoạt động đi lại của người dân đã đạt mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 2/2020.

Do ảnh hưởng của biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao, số ca mắc COVID-19 hàng ngày tại Indonesia đã đạt mức kỷ lục hơn 56.000 ca vào tháng trước, đẩy các bệnh viện trên đảo Java vào tình trạng quá tải và thiếu oxy y tế nghiêm trọng.

Số ca mắc COVID-19 mới đã giảm đáng kể xuống còn khoảng 15.000 ca vào ngày 18/8, tuy nhiên tỷ lệ xét nghiệm cũng giảm trong khi tỷ lệ dương tính và số ca tử vong vẫn ở mức cao. Các chuyên gia y tế bày tỏ lo ngại rằng biến thể Delta sẽ lan rộng sang các khu vực xa xôi hẻo lánh của Indonesia, vốn có năng lực y tế yếu kém.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Nguy cơ dịch bệnh tăng cao sau bão lũ: Mỗi người cần đề cao ý thức phòng bệnh!

Nguy cơ dịch bệnh tăng cao sau bão lũ: Mỗi người cần đề cao ý thức phòng bệnh!

(NB&CL) Theo chuyên gia, bão lũ luôn đi kèm với dịch bệnh. Tới đây nguy cơ dịch bệnh bùng phát sẽ xảy ra nếu người dân không có ý thức phòng bệnh.

Sức khỏe
Hội chẩn trực tuyến từ bệnh viện tuyến đầu cấp cứu bệnh nhân tai nạn do bão lụt

Hội chẩn trực tuyến từ bệnh viện tuyến đầu cấp cứu bệnh nhân tai nạn do bão lụt

(CLO) Nhiều nạn nhân của các vụ tai nạn do sạt lở đất, lũ lụt đã được điều trị thông qua hội chẩn trực tuyến. Đây là phương pháp phù hợp nhất trong bối cảnh nước lũ chia cắt nhiều địa phương, đi lại rất khó khăn.

Sức khỏe
Gần 20.000 trẻ em tại TP HCM được tiêm bổ sung vắc xin sởi

Gần 20.000 trẻ em tại TP HCM được tiêm bổ sung vắc xin sởi

(CLO) Sở Y tế TP HCM cho biết, nhóm trẻ từ 1 - 5 tuổi và nhóm trẻ từ 6 - 10 tuổi chưa được tiêm đủ mũi cần phải đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin sởi trong 3 tuần còn lại của tháng 9.

Sức khỏe
Mưa bão: Gia tăng số ca bị thương do rắn và các động vật khác có nọc độc cắn

Mưa bão: Gia tăng số ca bị thương do rắn và các động vật khác có nọc độc cắn

(CLO) Hiện nay, số ca bị rắn cắn, động vật có độc cắn nhập viện tăng sau bão YaGi và lũ lụt ở miền Bắc.

Sức khỏe
Quảng Bình ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết

Quảng Bình ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết

(CLO) Ngày 10/9, Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh này tiếp tục ghi nhận thêm 1 ca tử vong ở huyện Minh Hóa, nâng số ca tử vong do sốt xuất huyết lên 2 ca kể từ đầu năm 2024 đến nay. Hiện toàn tỉnh đã ghi nhận 1.163 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3,9 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Sức khỏe