Mô hình sản xuất “3 tại chỗ”: Nên bỏ hay tiếp tục?

Thứ năm, 12/08/2021 09:11 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau thời gian ngắn triển khai, việc thực hiện giải pháp “3 tại chỗ” hiện đã bộc lộ nhiều bất cập, trong đó, “nút thắt” của vấn đề chính là tâm lý “muốn trở về nhà” của người lao động và việc doanh nghiệp bỗng dưng phải gánh thêm một khoản chi phí lớn trong bối cảnh khó khăn tứ bề.

Sự kiện: COVID-19

Nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng phức tạp, TP.HCM đã yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện phương án sản xuất kinh doanh “3 tại chỗ”, tức là làm việc tại chỗ, ăn tại chỗ và nghỉ tại chỗ. Thế nhưng, sau thời gian ngắn triển khai, việc thực hiện giải pháp “3 tại chỗ” hiện đã bộc lộ nhiều bất cập, trong đó, “nút thắt” của vấn đề chính là tâm lý “muốn trở về nhà” của người lao động và việc doanh nghiệp bỗng dưng phải gánh thêm một khoản chi phí lớn trong bối cảnh khó khăn tứ bề.

Nhiều bất cập

Bà Lý Thị Kim - Chủ tịch Hội lương thực, thực phẩm TP.HCM cho biết: Sau 20 ngày thực hiện giải pháp “3 tại chỗ”, tâm lý của cán bộ công nhân viên đã “nản”. Mặc dù các chủ doanh nghiệp hỗ trợ người lao động 3 bữa cơm, bồi dưỡng thêm 200.000 đồng/ngày, thế nhưng, ai cũng có gia đình, ai cũng muốn về.

Vì vậy, nếu tiếp tục thực hiện phương án “3 tại chỗ” sẽ khó giữ được sản xuất, tâm lý người lao động không vững, thì sản xuất cũng khó đảm bảo. Tuy nhiên, nếu cho người lao động về thì lại phải tuyển dụng từ đầu.

Sau thời gian ngắn triển khai, việc thực hiện giải pháp “3 tại chỗ” hiện đã bộc lộ nhiều bất cập.

Sau thời gian ngắn triển khai, việc thực hiện giải pháp “3 tại chỗ” hiện đã bộc lộ nhiều bất cập.

“Hiện tại, các doanh nghiệp thực hiện giải pháp “3 tại chỗ” đang đứng ở ngã ba đường, tiếp tục cũng không ổn, mà cho người lao động trở về cũng không xong”, bà Kim cho biết.

Giải pháp “3 tại chỗ” không chỉ tạo ra áp lực tâm lý ức chế cho người lao động, mà còn mang lại một gánh nặng tài chính khổng lồ cho doanh nghiệp thực hiện.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho hay: Riêng trong Tập đoàn Dệt may, khi áp dụng giải pháp “3 tại chỗ”, chi phí đã bị độn thêm 2,2 lần.

Trong đó, lương của người lao động vẫn được giữ như cũ, cộng thêm trợ cấp 200.000 đồng/ngày lương, tương đương 70% lương, đó là chưa kể các chi phí phát sinh khác.

“Mỗi người lao động ở lại, chúng tôi phải trả ít nhất 20 triệu đồng/tháng, trong khi thu nhập bình quân của người lao động trong ngành dệt may 6 tháng đầu năm là 8,5 triệu đồng. Đây rõ ràng là một thách thức rất lớn đối với mọi doanh nghiệp”, ông Trường nói.

Giải pháp “3 tại chỗ” chỉ có tính tức thời

Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), để thực hiện “mục tiêu kép”, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, Chính phủ đã đưa ra giải pháp doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ”. Thế nhưng, giải pháp này chỉ có tính tức thời, ngắn hạn và phù hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Tuy nhiên, nếu tiếp tục thực hiện giải pháp “3 tại chỗ” kéo dài, cả doanh nghiệp và người lao động đều khó lòng cầm cự được.

Nếu tiếp tục thực hiện giải pháp “3 tại chỗ” kéo dài, cả doanh nghiệp và người lao động đều khó lòng cầm cự được.

Nếu tiếp tục thực hiện giải pháp “3 tại chỗ” kéo dài, cả doanh nghiệp và người lao động đều khó lòng cầm cự được.

“Giải pháp “3 tại chỗ” có 2 mặt trái. Thứ nhất là người lao động không chịu được, khi không được về nhà trong thời gian dài, tạo ra áp lực tâm lý rất lớn. Thứ hai là doanh nghiệp cũng phải gồng gánh các khoản chi khổng lồ, điều này cũng không ổn”, Chủ tịch VCCI nói.

Bên cạnh giải pháp “3 tại chỗ”, Chính phủ còn có thêm giải pháp tăng cường tiêm chủng, để đạt miễn dịch xã hội. Tuy nhiên, theo ông Lộc, giải pháp này được coi là phương án “cứu cánh” cho nền kinh tế nhưng với tốc độ hiện nay, sẽ phải mất rất nhiều tháng nữa mới đạt được tỷ lệ trên 70% dân số được tiêm chủng.

Trước những khó khăn nêu trên, ông Lộc kiến nghị 3 giải pháp. Thứ nhất, Chính phủ xây dựng ban hành cẩm nang các biện pháp an toàn và kiểm soát sự lây nhiễm Covid-19 trong doanh nghiệp.

Thứ hai, Chính phủ cần tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp. Trong đó, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn được chung tay để kiểm soát tình hình dịch bệnh, giảm áp lực cho đội ngũ y tế tại các bệnh viện.

Theo Chủ tịch VCCI, hiện nay các doanh nghiệp có đội ngũ bác sĩ, y tá trong nhà máy hoặc liên kết với các phòng khám, bệnh viện có uy tín, do đó muốn huy động nguồn lực này để giúp đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vaccine, xét nghiệm tại chỗ cho công nhân để nhà máy có thể mở cửa vận hành lại từng phần.

Chủ tịch VCCI cho rằng, Chính phủ nên xem xét tổ chức đào tạo cho nhân viên y tế của nhà máy để họ có thể hỗ trợ triển khai việc tiêm chủng vaccine cho người lao động của nhà máy. Đồng thời, việc xét nghiệm nhanh tại chỗ cũng không kém phần quan trọng, cùng với việc tăng tốc tiêm vaccine thì đây sẽ là chìa khóa cho việc mở cửa hoạt động trở lại.

Chúng tôi đề nghị Chính phủ cho phép nhập khẩu hoặc sản xuất các bộ xét nghiệm nhanh để tăng tốc độ xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm tại chỗ, hỗ trợ cho việc xét nghiệm do chính phủ quản lý”, ông Lộc nêu rõ.

Cuối cùng, tăng cường việc phối hợp, trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp.

Ông Lộc đề xuất trong giai đoạn này, Chính phủ có các cuộc họp giao ban, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, có sự tham dự của các bộ ngành và đặc biệt là chính quyền địa phương để kịp thời tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động.

Đề nghị gói hỗ trợ 500 tỷ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp “3 tại chỗ”

Có quan điểm ngược lại, Tổ tư vấn chính sách phòng chống dịch và phục hồi kinh tế, người đứng đầu là TS. Vũ Thành Tự Anh - Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Trường Đại học Fulbright Việt Nam lại đề nghị tiếp tục thực hiện mô hình sản xuất “3 tại chỗ”.

Tuy nhiên, thay vào đó, TP.HCM nên điều chỉnh chính sách “1 cung đường, 2 điểm đến”, thành “1 cung đường, các điểm đến”.

Giải thích rõ hơn về điều này, TS. Vũ Thành Tự Anh cho biết: Sự thay đổi này, cho phép công nhân được lưu trú ở các điểm tập trung khác nhau, doanh nghiệp tổ chức lực lượng bảo vệ và giám sát tại tất cả các điểm; tổ chức xe đón tại các điểm, tuyệt đối không dừng ngoài các điểm đăng ký.

Về vấn đề tâm lý của người lao động, Tổ tư vấn kiến nghị, TP.HCM nên ưu tiên tiêm vaccine cho lao động “3 tại chỗ”, sản xuất hàng hóa thiết yếu. Đồng thời, phải đảm bảo 100% lao động, tại các doanh nghiệp này được tiêm 1 mũi vaccine tính đến ngày 15/8, và thực hiện tiêm mũi thứ hai vào ngày 2/9.

Những người lao động đạt thời gian 2 tuần sau khi tiêm đủ 2 mũi sẽ được về nhà; cấp giấy chứng nhận tiêm 2 mũi; được cho phép đi lại giữa nơi ở đăng ký với nơi làm việc. Đây chính là giải pháp giải tỏa tâm lý cho người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp 3 tại chỗ”, Tổ tư vấn cho biết.

Về vấn đề chia sẻ gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp, Tổ tư vấn kiến nghị Chính phủ nên hỗ trợ tiền mặt cho các doanh nghiệp tổ chức sản xuất 3 tại chỗ, tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM, với tổng giá trị gói hỗ trợ là 500 tỷ đồng.

Theo TS. Vũ Thành Tự Anh, gói hỗ trợ không nên quy định chỉ hỗ trợ cho một hạng mục chi phí cụ thể. Thay vào đó, gói hỗ trợ này sẽ để doanh nghiệp tự quyết định dùng tiền hỗ trợ này để trang trải các chi phí cụ thể của họ, như chi phí xét nghiệm, phụ cấp lao động, ăn ở khác nhau;...

Đặc biệt, gói hỗ trợ không phân biệt về quy mô, đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp. Từ đó việc triển khai gói hỗ trợ sẽ không tạo gánh nặng cho cơ quan thực thi, đặc biệt là trong khâu xét duyệt.

Theo kiến nghị này, TS. Vũ Thành Tự Anh cho rằng, Chính phủ nên giải ngân gói hỗ trợ theo 2 đợt. Cụ thể, trong đợt 1 sẽ hỗ trợ ngay cho các doanh nghiệp hiện đang tổ chức sản xuất 3 tại chỗ kể từ khi thực hiện Chỉ thị 16 cho đến nay. Mức hỗ trợ là 4,5 triệu đồng/người.

Mức hỗ trợ này này tương đương 48% mức chi phí tăng thêm bình quân của các doanh nghiệp khi tổ chức sản xuất 3 tại chỗ trong vòng 1 tháng. Như vậy, tổng giá trị của gói hỗ trợ đợt 1 là 270 tỷ đồng.

Trong đợt 2, hỗ trợ tiếp cho các doanh nghiệp hiện tiếp tục tổ chức sản xuất 3 tại chỗ, trong trường hợp giãn cách xã hội kéo dài qua ngày 15/8. Mức hỗ trợ là 3 triệu đồng/người.

TS Vũ Thành Tự Anh cho biết: Mức hỗ trợ này tương đương 64% mức chi phí tăng thêm bình quân của các doanh nghiệp khi tổ chức sản xuất 3 tại chỗ trong vòng 15 ngày. Như vậy, tổng giá trị của gói hỗ trợ đợt 2 là 230 tỷ đồng.

Việt Vũ

Báo Công luận
Bình Luận

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp