Mối lo về biến đổi khí hậu gia tăng khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang

Thứ bảy, 06/08/2022 16:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Quyết định của Trung Quốc về việc dừng các cuộc đàm phán song phương về biến đổi khí hậu với Mỹ đã phủ bóng đen lên viễn cảnh về việc liệu thế giới có đủ đoàn kết để ngăn sự nóng lên toàn cầu hay không?

Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là một lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc. Đây là hai siêu cường và cũng chính là hai quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, Trung Quốc vừa quyết định đình chỉ các cuộc đàm phán về vấn đề này, chưa đầy 100 ngày trước hội nghị thượng đỉnh khí hậu quốc tế mang tính bước ngoặt, COP27, nhằm trả đũa chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.

moi lo ve bien doi khi hau gia tang khi cang thang my trung leo thang hinh 1

Căng thẳng Mỹ-Trung đang phủ bóng đen lên cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trên thế giới. Ảnh: Reuters

John Kerry, cựu Ngoại trưởng Mỹ, người hiện là nhà ngoại giao khí hậu hàng đầu của chính quyền Biden, cho biết: “Không quốc gia nào nên từ chối tiến bộ trong các vấn đề xuyên quốc gia vì những khác biệt song phương”.

Ông chua xót nói thêm về lệnh trừng phạt: “Nó không trừng phạt Mỹ, nó trừng phạt thế giới, đặc biệt các quốc gia đang phát triển".

Trong vài năm qua, biến đổi khí hậu vốn là con đường rộng mở cho hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc, bất chấp căng thẳng giữa 2 cường quốc về các vấn đề khác như nhân quyền, tranh chấp thương mại hay các vấn đề liên quan đến Hồng Kông và ngay chính Đài Loan.

Cho tới gần đây, các quan chức Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng cường hợp tác về các vấn đề khí hậu, nhằm có được chuẩn bị tốt cho hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc COP27, diễn ra tại Ai Cập vào tháng 11 tới.

Ngoài ra, các cam kết song phương trước đây về biến đổi khí hậu giữa hai nước đã giúp mở đường cho Thỏa thuận Khí hậu Paris vào năm 2015 và mở ra cho cuộc đàm phán khí hậu quốc tế đang diễn ra sôi nổi tại Glasgow vào năm 2021.

Tuy nhiên, với hội nghị thượng đỉnh về khí hậu sắp diễn ra, việc Trung Quốc đình chỉ hợp tác khí hậu với Mỹ hẳn sẽ gây ra sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa 2 siêu cường trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Theo các nhà phân tích, nó không chỉ làm ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán mà còn có thể làm thui chột tham vọng của các quốc gia khác.

Bernice Lee, giám đốc điều hành của Trung tâm Kinh tế Tài nguyên Bền vững tại Chatham House, cho biết: “Mối lo ngại là căng thẳng Mỹ-Trung có thể trở thành cái cớ cho những quốc gia không sẵn sàng bước lên”.

Bà nói thêm: “Điều quan trọng chắc chắn là cộng đồng quốc tế - đặc biệt là các nước đang phát triển dễ bị tổn thương - phải tiếp tục đảm bảo rằng các nhà phát thải lớn tiếp tục cung cấp những gì họ đã hứa”.

John Kerry, Đặc phái viên của Mỹ về Biến đổi Khí hậu, thường nhắc lại rằng Mỹ và Trung Quốc nên tách biệt biến đổi khí hậu thành một lĩnh vực thảo luận riêng biệt mà không vướng vào các vấn đề phức tạp khác, vì tầm quan trọng toàn cầu của nó.

Tất nhiên, việc đình chỉ hợp tác với Mỹ không có nghĩa Trung Quốc sẽ không từ bỏ nhiệm vụ giải quyết các vấn đề khí hậu của riêng mình. Áp lực trong nước có thể vẫn  buộc Trung Quốc tiếp tục giải quyết một số lượng khí thải bất chấp sự lạnh nhạt về mặt ngoại giao.

Các nhà phân tích cho biết, Trung Quốc có thể đi trước với kế hoạch cắt giảm khí mê-tan. Phần lớn khí thải nhà kính của họ đến từ các mỏ than khổng lồ tại quốc gia được ví như "công xưởng của thế giới" này.

Joanna Lewis, giáo sư về năng lượng và môi trường tại Đại học Georgetown cho biết: “Hiện các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc đang nỗ lực rất lớn để đưa ra một kế hoạch trong nước nhằm hạn chế phát thải khí mêtan".

"Ngay cả khi sự tham gia của quốc tế về chủ đề này tạm dừng, cuộc chiến trong nước về khí mê-tan này sẽ không dừng lại vì nó là một phần rất lớn trong kế hoạch chiến lược của Trung Quốc nhằm kiểm soát khí thải", ông đưa ra dự báo khá lạc quan.

Giới quan sát cũng hy vọng rằng việc tạm dừng đàm phán khí hậu giữa Trung Quốc và Mỹ có thể chỉ là tạm thời. Hai cường quốc có thể sớm quay trở lại hợp tác khi những rạn nứt trong quan hệ giữa hai cường quốc này được hàn gắn trở lại.

Hoàng Hải (theo AP, Reuters, SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h
Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

(CLO) Quân đội Kenya đã được triển khai để hỗ trợ các hoạt động cứu hộ, sau khi lũ lụt do mưa lớn đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người dân trên khắp Đông Phi trong tháng qua.

Thế giới 24h
Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

(CLO) Lực lượng Houthi ở Yemen hôm thứ Bảy (27/4) cho biết, tên lửa của họ đã bắn trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ. Công ty an ninh hàng hải Ambrey của Vương quốc Anh cho biết thuyền trưởng đã báo cáo thiệt hại của con tàu.

Thế giới 24h
Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận về một tương lai mới cho Liên minh châu Âu (EU), với mục tiêu tăng cường khả năng phòng thủ và thể hiện sự tự chủ chiến lược, giảm phụ thuộc vào Mỹ.

Thế giới 24h
Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

(CLO) Hai trận động đất với cường độ cao nhất lên tới 6,1 độ richter đã xảy ra ở quận Hoa Liên phía đông Đài Loan (Trung Quốc) vào thứ Bảy (27/4), theo cơ quan quản lý thời tiết của hòn đảo này cho biết và chưa có báo cáo ngay lập tức về thiệt hại.

Thế giới 24h