Mối nguy hại từ “nấm độc” trên không gian mạng: Không còn là chuyện cảnh báo suông

Thứ sáu, 09/10/2020 08:05 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thời công nghệ, YouTube, Facebook không chỉ giúp “kết nối” cộng đồng, “sân” kinh doanh béo bở mà còn là “kênh” cho các giang hồ mạng “vẫy vùng”. Sự “vẫy vùng” vô văn hóa của các đối tượng này lại được không ít cộng đồng mạng tán dương, gây lệch chuẩn về văn hóa, biến “cái ác” lên ngôi.

Vì thế, việc cơ quan chức năng bắt một số “giang hồ mạng” được nhân dân hết sức đồng tình. Thẳng tay dẹp mối nguy hại này không còn là chuyện “nói với nhau” khi ngày 6/10, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xử lý tình trạng mạng xã hội tràn lan video có nội dung nhảm nhí, giật gân nhằm kiếm tiền.

Rác thải trên không gian mạng

Mạng xã hội ở Việt Nam đã từng sản sinh ra rất nhiều “thảm họa” như Kenny Sang, Bà Tưng, Lệ Rơi, Tùng Sơn, Quân Kul... Sau một thời gian tung hoành, những hiện tượng bất thường đó lần lượt bị đào thải và chìm vào quên lãng. Nhưng, mấy năm gần đây, những khuôn mặt gớm ghiếc, bặm trợn rất chăm lên sóng trong các video clip tự sản xuất về đời sống ngoài vòng pháp luật, khai sinh ra thuật ngữ “giang hồ mạng”.

Tranh minh họa. Nguồn: Tuổi trẻ cười

Tranh minh họa. Nguồn: Tuổi trẻ cười

Facebook và YouTube đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho các tay “anh chị” tung hoành. Đó là những Khá “Bảnh”, Dương Minh Tuyền, Huấn “hoa hồng”, Quang “Rambo”, Phú Lê, Tuấn “trọc”, Đường “Nhuệ”... Đặc điểm chung của họ đều xuất thân là “dân anh chị” ngoài xã hội, có quá khứ phạm tội hoặc có nhiều mối quan hệ phức tạp.

Trong các clip tự sản xuất, giang hồ mạng đều xuất hiện với hình ảnh cơ thể nặng trĩu những vàng, khắp người vằn vện xăm trổ. Các video sặc mùi bạo lực, ân oán giang hồ. Những cảnh va chạm với đao kiếm, súng đạn, cùng những lời chửi thề tục tĩu, dằn mặt nhau được trình diễn công khai... Một số khác lại khoe khoang cuộc sống hào nhoáng, thể hiện qua những cuộc ăn nhậu, đi bar, khoe tiền. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà giang hồ mạng thi nhau lên sóng như vậy.

Giang hồ mạng - hệ lụy nguy hiểm

Trung tá - Ths Đào Trung Hiếu - Chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an) nhận định, “giang hồ mạng” tác động tiêu cực lên quá trình hình thành nhân cách của giới trẻ, tạo ra những phẩm chất tâm lý sai lệch. Việc tung hô, tán thưởng các hành vi, cử chỉ quái gở, tục tĩu, phản cảm, bạo lực, ngông cuồng khiến người trẻ cho rằng hành vi đó đúng, được xã hội thừa nhận.

Đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ cư dân mạng, nhất là giới trẻ, tỏ ra háo hức chờ đón, tung hô những ấn phẩm phản văn hóa đó. Thể hiện qua việc Facebook của giang hồ mạng có tới vài trăm nghìn lượt theo dõi. Mỗi status có đến vài nghìn like cùng bình luận. Có những clip livestream trực tiếp nhận được hàng chục nghìn bình luận cùng lúc. Còn trên YouTube, các clip của giang hồ mạng ghi nhận lượt xem từ vài trăm nghìn đến vài triệu người.

Sự cuồng mộ “quái gở” của một bộ phận giới trẻ không dừng lại trên không gian mạng, mà đã hiện ra trên mặt đất. Nhiều người hẳn chưa thể quên chuyện Khá “Bảnh” và Dương Minh Tuyền trước khi bị bắt đã được giới trẻ chào đón như những thần tượng.

Lý giải về sự bất thường này, thạc sĩ Nguyễn Cao Cường (Trường Đại học Quốc gia Hà Nội) nói: “Thứ nhất, giới trẻ thường quan tâm đến cái mới lạ, phá cách. Giang hồ mạng đã tạo ra những hình ảnh có vẻ hảo hán nghĩa hiệp, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm, nói thẳng sống thật, không che giấu thân phận... nên dễ thu hút sự quan tâm của họ. Thứ hai, giới trẻ còn hạn chế về nhận thức, về khả năng nhận biết, phân biệt tốt xấu, đúng sai; đặc biệt tâm lý bầy đàn, a dua trong giới học sinh, sinh viên.

Thứ ba, sự tranh cãi tốt xấu (báo chí, mạng xã hội...) về các chế phẩm văn hóa kéo theo sự tò mò của cộng đồng mạng, kích thích việc truy cập, theo dõi. Thông thường, cái gì hay nhắc tới, gây tranh cãi, xuất hiện nhiều thì sẽ càng thu hút người ta xem nó là gì. Giới trẻ không được định hướng, giáo dục về kỹ năng sống nên định hướng về thẩm mỹ, giá trị bị lệch lạc”.

Tranh minh họa. Nguồn: Tuổi trẻ cười

Tranh minh họa. Nguồn: Tuổi trẻ cười

Vẫn theo ông Cường, hiện tượng “giang hồ mạng” để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm cho xã hội. Trước hết là tác động tiêu cực lên quá trình hình thành nhân cách của giới trẻ, tạo ra những phẩm chất tâm lý sai lệch. Việc tung hô, tán thưởng các hành vi, cử chỉ quái gở, tục tĩu, phản cảm, bạo lực, ngông cuồng khiến người trẻ cho rằng hành vi đó đúng, được xã hội thừa nhận! Một khi coi đối tượng giang hồ là thần tượng thì sẽ nảy sinh xu hướng tâm lý bắt chước, làm theo, noi gương. Việc sa ngã, đi vào con đường vi phạm pháp luật có thể được bắt đầu từ những ảnh hưởng xấu này.

Trên thực tế, thói côn đồ hung hãn, ưa thích bạo lực là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ ẩu đả, giết người, cố ý gây thương tích, đâm thuê chém mướn. Bên cạnh đó, những clip trên cũng chính là tác nhân gây ra bạo lực học đường. Nội dung của những clip này thường mang đậm chất bạo lực, coi thường pháp luật, kích thích lối ứng xử dùng nắm đấm, sức mạnh cơ bắp, luật rừng để giải quyết các vấn đề.

Trong môi trường học đường, học sinh rất dễ bắt chước và làm theo. Từ đó có thể hình thành nên những nhóm đầu gấu, đại ca trường học, quy tụ đàn em..., lấy việc bắt nạt, đánh bạn để hư trương thanh thế, tạo đẳng cấp, tên tuổi cho mình.

Pháp luật cần trừng trị thật nghiêm minh

Cũng từ những hình ảnh, clip phát tán trên mạng của các “giang hồ mạng” mà một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên thiếu hiểu biết, coi là thần tượng, học đòi theo cách hành xử giang hồ, sa ngã vào con đường nghiện hút, vi phạm pháp luật… Như vậy hành vi của “giang hồ mạng” không còn là ảo nữa mà đã đe dọa trực tiếp và công khai đối với pháp luật Nhà nước và trật tự an toàn xã hội.

Theo các chuyên gia tội phạm học, “giang hồ mạng” tác động tiêu cực lên quá trình hình thành nhân cách của giới trẻ, tạo ra những phẩm chất tâm lý sai lệch. Việc tung hô, tán thưởng các hành vi, cử chỉ quái gở, tục tĩu, phản cảm, bạo lực, ngông cuồng khiến người trẻ cho rằng hành vi đó đúng, được xã hội thừa nhận. Việc sa ngã, đi vào con đường vi phạm pháp luật có thể được bắt đầu từ những ảnh hưởng xấu này. Để ngăn chặn hiện tượng “giang hồ mạng”, cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Trong đó, ngành văn hóa, thông tin cần làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ xóa bỏ các tài khoản thường đăng tải thông tin phản văn hóa. Ngành công an thường xuyên nắm bắt tình hình trên mạng, phát hiện các thông tin phản văn hóa, kiến nghị ngành hữu quan xử lý theo luật an ninh mạng. Tiến hành điều tra xác minh về các nhân vật giang hồ, phát hiện những tội lỗi, sai phạm để xử lý.

Về góc độ pháp lý, luật sư Phạm Hải Long - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, việc cơ quan chức năng xử lý những đối tượng trên là để đảm bảo an ninh an toàn mạng, đảm bảo sự lành mạnh trong thông tin mạng và giảm bớt những tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với thanh thiếu niên và những người sử dụng mạng xã hội.

Khánh An

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn