Một ca khúc hay về người Phụ nữ Việt Nam

Thứ hai, 08/03/2021 12:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà báo Tào Khánh Hưng hiện đang công tác tại Báo Xây dựng, công việc hằng ngày của ông là tổ chức nội dung, biên tập, xuất bản các số báo hằng tuần. Mặc dù việc chuyên môn bếp núc trong tòa soạn rất bận, nhưng ông vẫn tranh thủ dành chút thời gian cho việc sáng tác ca khúc.

Sự kiện: ca khúc

Thời gian qua, ông đã có một số ca khúc được mọi người yêu thích, trong đó có ca khúc “Tự hào cô giáo trẻ”. Ca khúc này đã đạt giải Ba (cuộc thi không có giải Nhất) trong cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài Phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm nay, phóng viên đã có cuộc trao đổi với nhà báo Tào Khánh Hưng về nội dung ca khúc này.

Nhà báo Tào Khánh Hưng trao đổi với ca sĩ về cách thể hiện ca khúc “Tự hào cô giáo trẻ” trước khi thu âm.

Nhà báo Tào Khánh Hưng trao đổi với ca sĩ về cách thể hiện ca khúc “Tự hào cô giáo trẻ” trước khi thu âm.

+ Thưa nhà báo Tào Khánh Hưng, trước tiên xin được chúc mừng tác phấm “Tự hào cô giáo trẻ” của ông đã vượt qua nhiều ca khúc và đoạt giải Ba trong cuộc thi do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam & Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp tổ chức; ông có thể cho bạn đọc biết về ý tưởng và cảm xúc ra đời ca khúc này như thế nào?

- Tôi sinh ra trong một gia đình tự hào có bố, chị và em gái đều làm nhà giáo; thầm biết ơn những trang sách đầu đời là những lời dạy bảo của cha, mẹ cùng với những tri thức mà thầy cô đã dạy cho tôi lớn lên và trưởng thành. Còn hình ảnh trong ca khúc này được lấy từ nguyên mẫu thật. Đó là một lần về quê, tình cờ tôi gặp lại “cô bé” ngày xưa - gọi là cô bé nhưng giờ cũng đã sắp lên chức “bà” rồi. Cô tên là Đỗ Hải Hòa, giáo viên trường THCS Văn Quán, quận Hà Đông, TP. Hà Nội. Nhiều năm là giáo viên dạy giỏi cấp quận và được Bộ Giáo dục tặng Bằng khen với thành tích đạt giải Nhất cuộc thi E-Learning thiết kế bài giảng trực tuyến môn toán, cuộc thi do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức.

Tôi chúc mừng và vui chung niềm vui ấy. Và ý tưởng viết ca khúc về một cô giáo trẻ trong thời buổi công nghệ 4.0 được ra đời từ đây.

+ Có rất nhiều ca khúc viết về Nhà giáo, đặc biệt "Bài ca người giáo viên nhân dân" của Nhạc sĩ Hoàng Vân đã in đậm, sống theo năm tháng và được coi như bài “Quốc ca” của ngành Giáo dục, ông có bị sức ép về tâm lý trước khi sáng tác không?

- "Bài ca người giáo viên nhân dân" đúng là một ca khúc rất hay cả về giai điệu lẫn nội dung ca từ, bài hát đã ngợi ca, tôn vinh được đội ngũ thầy cô giáo trong một giai đoạn lịch sử hào của dân tộc và giờ vẫn còn nguyên giá trị nhân văn. Nhưng không phải vì thế mà tôi sợ về tâm lý không dám viết. Tôi nghĩ cần có một ca khúc hay về nhà giáo trong thời buổi công nghiệp công nghệ 4.0 này. Hơn nữa lúc sáng tác ca khúc này (2018) thì ngành Giáo dục đang gặp nhiều bê bối như: gian lận thi cử tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, nạn bạo lực học đường làm đau lòng, mất lòng tin của người dân cả nước đối với ngành giáo dục. Nhưng theo tôi nghĩ đấy chỉ là một số cá nhân con sâu làm rầu nồi canh đã bị pháp luật nghiêm trị. Còn ngành Giáo dục cần được cả nước tôn vinh với những đóng góp rất lớn trong sự nghiệp trồng người. Đấy cũng chính là động lực thôi thúc tôi sớm cho “Tự hào cô giáo trẻ” ra đời.

+ Thưa ông! ngay khổ thơ đầu cũng là lời của ca khúc người nghe rất thích sự mộc mạc, giản dị và gần gũi?

- “Gặp lại em cô bé ngày xưa

Giờ đây em đã là cô giáo

Ươm nhân tài bao thế hệ tương lai

Thăng hoa của trò, lấp lánh bài giảng của em”

Đúng thế. Tôi không muốn có sự gò bó hoặc trau chuốt lời quá. Cứ để cho cảm xúc của mình bộc bạch chảy ra theo mạch suy nghĩ. Đây là lời tự sự, lời trò chuyện giữa hai người lâu ngày không gặp nhau.

“Gặp lại em cô bé ngày xưa”, là sự tình cờ đã tạo cho tôi cảm xúc, sự cởi mở dễ gần vì “giờ đây em đã là cô giáo”.Tôi nghĩ thành tích của các em trong học tập cũng chính là kết quả của thầy cô; nên từ “ươm nhân tài”, “lấp lánh” được sử dụng.

“Ươm nhân tài bao thế hệ tương lai

Thăng hoa của trò lấp lánh bài giảng của em”

+ Ông có thể cho biết về phát triển âm nhạc trong ca khúc này như thế nào?

- Bài hát chia làm 2 phần. Phần 1 là lời tự sự, phần 2 là điệp khúc được đẩy lên cao trào và nhấn nhá để khẳng định nghề giáo là nghề cao quý. Với giai điệu trữ tình, ca từ trong sáng được ca sĩ Thanh Thanh (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) thể hiện thành công, ca sĩ đã thổi hồn vào ca từ nên bài hát được người nghe đón nhận, lan tỏa tinh thần tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn.

Viết một cô giáo dạy toán hình ảnh “đường tròn”, “tam giác” chính là hình ảnh đẹp của cô giáo trên bục giảng. Họ là những bông hoa tươi thắm đại diện cho tất cả những người Phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước; những phụ nữ có tri thức luôn năng động, sáng tạo đảm việc nước, giỏi việc nhà xứng đáng được xã hội tôn vinh.

“Tự hào có em cô giáo trẻ

Bài giảng của em gieo mầm trí thức

Những phương trình đường tròn tam giác

Tạo dựng những ước mơ chắp cánh em bay xa…”

“Bài giảng của em đong đầy cảm xúc

Hình ảnh trực quan tương tác các em thơ…”

+ Được biết ngay sau khi ca khúc ra đời đã nhanh chóng lan tỏa trong cộng đồng mạng và được nhiều trường trong cả nước sử dụng dàn dựng biểu diễn?

- Khi bài hát hoàn chỉnh, đưa trên FB cá nhân. Tôi rất bất ngờ và vui khi nhận được rất nhiều lời động viên của đồng nghiệp và bạn bè, người thân góp ý đã khích lệ tôi.

“Tự hào cô giáo trẻ” bắt đầu lan tỏa, đầu tiên được biểu diễn tại tỉnh Kom Tum, TP. Hà Nội và lan tỏa tới một số tỉnh khác.

Tại Hà Nội "Tự hào cô giáo trẻ" được cô giáo và học sinh Trường PTTH Lý Thái Tổ biểu diễn trong ngày khai giảng năm học. Rồi chính tiết mục này được nhà trường đầu tư tập luyện đi dự thi cấp quận, cấp thành phố. Thật vui và xúc động khi nghe tin tiết mục biểu diễn của cô và trò Trường PTTH Lý Thái Tổ đạt giải Nhất cuộc thi ca khúc về Nhà giáo nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành Giáo dục Thủ đô. Cô giáo Nguyễn Thị Liên người thể hiện ca khúc này sau khi nhận giải Nhất đã gọi điện và nhắn tin cho tôi bày tỏ cảm xúc: "Cảm ơn Nhà báo - Nhạc sĩ Tào Khánh Hưng đã sáng tác bài hát về nghề giáo, thêm một lần nữa cho cô trò chúng em được tỏa sáng trên sân khấu. Đó là niềm vui, niềm tự hào không hẳn chỉ có người sáng tác mà còn là kỷ niệm, là dấu ấn cho người thể hiện ca khúc. một lần nữa cảm ơn anh thật nhiều".

Nhân dịp Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài Phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước do Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội Liện hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức, tôi gửi ca khúc dự thi. Và thật bất ngờ, vinh dự ca khúc đã vượt lên hàng trăm ca khúc khác để đoạt giải Ba.

Ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay, “Tự hào cô giáo trẻ” lại hát vang lên trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và một số đài địa phương như một bông hoa đẹp gửi chúc mừng các cô giáo đã và đang công tác trong ngành Giáo dục nói riêng và tất cả Phụ nữ Việt Nam lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc các bà, các mẹ, các chị, các em luôn khỏe, giữ ấm lửa hạnh phúc gia đình và hoàn thành xuất sắc công việc được giao.

+ Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện ý nghĩa này. Chúc nhà báo luôn khỏe, tiếp tục có những đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà.

Cô giáo Đỗ Hải Hòa nguyên mẫu trong ca khúc Tự hào cô giáo trẻ.

Cô giáo Đỗ Hải Hòa nguyên mẫu trong ca khúc Tự hào cô giáo trẻ.

PV (Thực hiện)

Tin khác

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa