Một năm xung đột Nga - Ukraine: Tại sao Ukraine trụ vững trong cuộc chiến không cân sức?

Thứ tư, 22/02/2023 13:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc chiến Nga - Ukraine sắp bước đến cột mốc tròn 1 năm (24/2), điều mà ít ai ngay cả những người trong cuộc tin rằng nó sẽ xảy ra khi cuộc xung đột mới bắt đầu. Vậy điều gì đã giúp Ukraine có thể trụ vững trong cuộc chiến chênh lệch này suốt một năm qua?

Kiev không sớm thất thủ

Vào rạng sáng ngày 24 tháng 2 năm 2022, sau các cuộc không kích mở đường dữ dội, đại quân Nga với hàng chục nghìn binh lính và lượng khí tài khổng lồ bắt đầu tiến vào Ukraine sau nhiều tháng áp sát biên giới nước này.

mot nam xung dot nga  ukraine tai sao ukraine tru vung trong cuoc chien khong can suc hinh 1

Ukraine đã bất ngờ trụ vững sau một năm cuộc chiến với Nga, dù chịu nhiều tổn thất. Ảnh: AP

Với khí thế và sức mạnh vượt trội về quân sự, họ giành được thắng lợi nhanh chóng trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, khi chiếm đóng hàng loạt thành phố quan trọng ở phía Nam, phía Đông và cả phía Bắc nước này.

Tuy nhiên, lúc này hầu hết sự chú ý tập trung vào Kiev. Bằng cách chiếm giữ thủ đô và bắt hoặc tiêu diệt Tổng thống Volodymyr Zelenskyy, các lực lượng Nga tin rằng Ukraine sẽ nhanh chóng đầu hàng.

Bên trong Kiev, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine chiếm các vị trí phòng thủ trên các cây cầu dẫn vào thành phố, các chướng ngại vật chống tăng được gấp rút dựng lên dọc các con đường và người dân được khuyến khích sử dụng bom tự chế để ngăn cuộc tấn công của Nga.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng có một cảm giác không chắc chắn, sốc và sợ hãi rõ ràng ở Kiev. Phải chăng Thủ đô Kiev sắp thất thủ? Ukraine và Tổng thống Zelenskyy sẽ đầu hàng và cuộc chiến sẽ nhanh chóng kết thúc với phần thắng dễ dàng cho Nga?

Đó không chỉ là câu hỏi mà còn là dự báo của hầu hết mọi người. Cảm nhận đó là dễ hiểu khi sự chênh lệch sức mạnh quân sự giữa hai bên là quá lớn, khi mà Nga còn tạo ra được một trận chiến xa dài khoảng 64 km ngay cửa ngõ vào Thủ đô Kiev. Với một lực lượng áp đảo như vậy, việc thủ đô của Ukraine bị thất thủ là khó có thể tránh khỏi.

Nhưng điều không tưởng đã xảy ra, cuộc tấn công của đại quân Nga bất ngờ khựng lại bên ngoài Kiev. Quân đội Nga đã tiến đến và chiếm được các thị trấn Irpin và Bucha ở ngoại ô phía Tây Bắc Kiev. Cũng có giao tranh trong và xung quanh Brovary, phía Đông Kiev.

Nhưng bất chấp sự tấn công dữ dội bên ngoài thành phố, Kiev đã không thất thủ. Các lực lượng Ukraine đã có sự chuẩn bị tốt hơn người ta tưởng và thành công trong việc cắt đứt các tuyến đường tiếp tế, ngăn chặn các tàu chở quân đổ bộ, phá hủy các phương tiện bọc thép của Nga và cảm tử trấn giữ tiền tuyến.

Để rồi, Nga nhận ra rằng họ khó có thể giành chiến thắng chóng vánh, mà buộc phải theo đuổi một cuộc chiến lâu dài.

Nhân tố Zelenskyy

Cho đến lúc này, khi cuộc chiến lớn nhất tại châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các quan chức phương Tây ước tính hàng chục nghìn binh sĩ và thường dân đã thiệt mạng, hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa và phần lớn đất nước, đặc biệt là ở phía Đông, nằm trong đống đổ nát.

mot nam xung dot nga  ukraine tai sao ukraine tru vung trong cuoc chien khong can suc hinh 2

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, Ukraine về cơ bản vẫn trụ vứng trong suốt 12 tháng. Và có thể nói, một trong những nhân tố quan trọng giúp họ có được thành công này chính là Tổng thống Zelenskyy. Hình ảnh ông Zelenskyy luôn hiện diện hàng ngày, phát thông điệp hàng đêm cho người dân và truyền thông thế giới qua iPhone, đến thăm các khu vực bị tàn phá bởi chiến tranh, thúc giục phương Tây hỗ trợ và đặc biệt cố gắng đảm bảo thế giới không mất sự quan tâm với tình cảnh của Ukraine.

Để rồi, nhà lãnh đạo 45 tuổi, một cựu danh hài và luôn mặc bộ quần áo kaki để phản ánh tình hình chiến sự của đất nước mình, đã được tạp chí Time vinh danh là Nhân vật của năm 2022. “Thành công của Zelenskyy với tư cách là một nhà lãnh đạo thời chiến dựa trên thực tế là lòng can đảm có tính lan truyền”, tạp chí viết vào tháng 12.

Trong những tháng sau cuộc chiến, hình ảnh ông Zelenskyy ngồi phát biểu từ Thủ đô Kiev đã được chiếu qua liên kết trực tuyến trong quốc hội ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Các chuyến tàu chở các nhà lãnh đạo thế giới ra vào Kiev để gặp ông cũng thường xuyên xuất hiện, mới nhất chính là chuyến thăm bất ngờ và mang tính biểu tượng cao của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Viện trợ từ phương Tây

Việc Ukraine trụ vững trong cuộc chiến không cân sức với Nga rõ ràng phải được kết hợp bởi nhiều yếu tố. Ngoài quyết tâm của người Ukraine, vai trò lãnh đạo đạo của Tổng thống Ukraine, thì rõ ràng sự viện trợ không ngừng từ phương Tây cũng là một yếu tố mang tính quyết định.

Hàng chục tỷ đô la tiền vũ khí đã đổ vào Ukraine, nếu không có nó Ukraine chắc chắn sẽ sớm chịu thất bại. Ngoài ra, còn thêm hàng chục tỷ USD viện trợ tài chính cũng đã đổ vào nước này để giúp họ duy trì nền kinh tế bị kiệt quệ bởi chiến tranh, cũng như duy trì bộ máy Nhà nước.

mot nam xung dot nga  ukraine tai sao ukraine tru vung trong cuoc chien khong can suc hinh 3

Một binh sĩ Ukraine ôm vũ khí hạng nặng do phương Tây tài trợ. Ảnh: Reuters

Có thể nói, chi phí cho cuộc chiến tại Ukraine quả thật tốn kém. Thực tế, dù rất giàu có, song chính phủ các đồng minh của Ukraine, đặc biệt ở châu Âu và Bắc Mỹ, đã gồng mình để tìm để viện trợ cho Ukraine, khi mà cuộc chiến diễn ra đã gián tiếp đẩy thế giới vào một cuộc suy thoái toàn cầu kép, sau khi đã bị suy kiệt bởi đại dịch COVID-19.

Theo thống kê, vào năm 2022, Ukraine đã nhận được khoảng 32 tỷ đô la viện trợ nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách và chỉ riêng Mỹ đã cam kết hỗ trợ an ninh trị giá hơn 29 tỷ USD tính đến cuối tháng 1/2023. Điều đó bao gồm mọi thứ, từ đạn dược đến hệ thống phòng không tiên tiến và hệ thống phóng tên lửa HIMARS.

Ukraine cũng đã rất thành công trong việc vận động hành lang để thuyết phục được phương Tây cung cấp xe tăng chủ lực, mặc dù sẽ phải mất thời gian để chúng có thể xuất hiện trên chiến trường cùng với những người lính Ukraine.

Tuy nhiên, theo các quan chức Ukraine, nước này sẽ cần 38 tỷ USD trong năm nay để trang trải thâm hụt ngân sách và thêm 17 tỷ USD để sửa chữa khẩn cấp cơ sở hạ tầng năng lượng bị tên lửa và máy bay không người lái của Nga nhắm tới, cũng như hoạt động rà phá bom mìn.

Chiến thuật phù hợp

Một yếu tố có ý nghĩa trực tiếp giúp Ukraine vẫn trụ vững không tưởng sau tới 1 năm cuộc chiến là việc họ đã có những chiến thuật phù hợp trên chiến trường.

Như đã nói, quân đội Ukraine nhỏ hơn nhiều so với Nga. Vì vậy, họ đã không theo đuổi một cuộc chiến toàn diện, mà tập trung vào các trận đánh và các chiến tuyến có ý nghĩa quan trọng.

mot nam xung dot nga  ukraine tai sao ukraine tru vung trong cuoc chien khong can suc hinh 4

Ảnh đồ họa: Reuters

mot nam xung dot nga  ukraine tai sao ukraine tru vung trong cuoc chien khong can suc hinh 5

Ví như trong cuộc chiến chống lại sự bao vây ở Kiev, việc Ukraine bảo vệ được sân bay Hostomel gần thủ đô đã giúp Nga không thể vận chuyển hàng không để kịp tiếp viện thiết bị, nhiên liệu và thực phẩm cho lượng quân đội hùng hậu và khí tài khổng lồ của mình, qua đó buộc phải rút quân.

Ukraine cũng đã tập trung đánh phá du kích vào hàng dài xe tăng và bọc thép bên ngoài Thủ đô Kiev, khiến đoàn chiến xa khổng lồ của Nga phải quay đầu.

Các quan chức và chuyên gia quân sự phương Tây cũng cho biết rằng việc đánh giá chính xác các hệ thống phòng thủ khá lỏng lẻo của Nga cũng đã giúp lực lượng Ukraine tự tin và dễ dàng giành lại những vùng lãnh thổ rộng lớn trong các cuộc phản công vào mùa thu 2022.

Nhưng dù kết quả thế nào, cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn là một thất bại cho tất cả, khi nó đã phá vỡ nền hòa bình cơ bản của thế giới, khiến căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng và gây ra tổn thất kinh tế nặng nề mà ngay cả những người dân ở cách chiến tuyến nửa vòng trái đất cũng có thể cảm nhận được.

Kể từ khi cuộc chiến diễn ra cách đây gần tròn 1 năm, hơn 8 triệu người Ukraine đã rời bỏ quê hương. Liên hợp quốc đã ghi nhận hơn 7.000 dân thường thiệt mạng và hơn 11.500 người bị thương, cùng hàng chục nghìn binh sĩ của cả hai bên đã tử trận. Bởi vậy, khi cột mốc 1 năm cuộc chiến đang đến gần, thì cũng là khát vọng về một nền hòa bình được lập lại ở Ukraine càng trở nên lớn hơn.

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế
Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế