Một nhà báo “Hướng thiện”

Thứ bảy, 18/04/2020 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Một trong những cảm nhận của tôi khi gặp Tôn Phúc là sự phúc hậu, sống vì mọi người, luôn “Hướng thiện”

Do công việc, tôi ít có dịp ngồi bù khú, hàn huyên với nhà báo Nguyễn Vũ Tôn Phúc, nhưng khá hiểu anh. Có lần, tôi nhận xét Tôn Phúc với nhà báo, Đại tá Phạm Đình Trọng, nguyên Trưởng ban Đại diện báo Quân đội Nhân dân tại TP. Hồ Chí Minh, người am hiểu Hán học, biết nhìn người qua tướng mạo, rằng:

– Tôn Phúc nhân hậu, hiền khô, tìm được người cộng sự như Tôn Phúc, quý lắm!

Hôm được tin, chiều muộn điện thoại của Tôn Phúc không có sóng, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp gọi vào số điện thoại của Tôn Phúc, chỉ có tiếng ò e, ò e, tôi đã linh cảm chuyện chẳng lành và điện thoại ngay cho Phạm Đình Trọng:

– Hình như Tôn Phúc có chuyện, bác ở trên đó, hỏi  Ngô Văn Hiền xem sao?

Nhà báo Phạm Đình Trọng ồ lên:

– Vậy để tôi kiểm tra thông tin ngay, xem sao?.

NB Tôn Phúc (thứ hai bên trái) và bà Nguyễn Thị Kim Phượng (thứ nhất bên trái) về xã Hòa Thạnh, xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long khảo sát việc xây cầu và làm nhà tình thương.

NB Tôn Phúc (thứ hai bên trái) và bà Nguyễn Thị Kim Phượng (thứ nhất bên trái) về xã Hòa Thạnh, xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long khảo sát việc xây cầu và làm nhà tình thương.

Hôm sau, khi biết tin chính thức Tôn Phúc bị tai nạn, đã qua đời ở khu vực bến phà Cát Lái, quận 2, TP. HCM, tim tôi như thắt lại, bàng hoàng, nước mắt cứ ứa ra: “Thì ra cuộc đời này đúng như người ta vẫn nói, chỉ là cõi tạm, nay sống chết mai chết, thật vô thường”. Thân mẫu của Tôn Phúc, bà Anna Chung lấy tử vi cho con trai  đã tiên lượng: “Phúc sẽ ra đi sớm, tai nạn sông nước”. Chuyện tâm linh, quả đúng như vậy!

Một trong những cảm nhận của tôi khi gặp Tôn Phúc là sự phúc hậu, sống vì mọi người, luôn “Hướng thiện”. Đối với Tôn Phúc, nghề báo là cơ hội để anh đi đây đi đó, am hiểu cuộc sống còn rất nhiều khó khăn của người nghèo, những hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ, không nơi nương tựa, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Hễ có dịp là anh vào cuộc, lôi kéo bạn bè, các doanh nhân, mạnh thường quân theo phương châm: “Lá lành đùm lá rách. Lá rách ít đùm bọc lá rách nhiều”. Thân mẫu của Tôn Phúc, người phụ nữ nhân hậu vẫn thường dạy bảo các con: “Cuộc sống không có gì là hoàn hảo, mình hãy cho – có ít cho ít, có nhiều cho nhiều, dành dụm cho người khó hơn ta, đừng bao giờ đòi hỏi nhận lại”. Và bà là tấm gương sáng của các con về lòng nhân ái, sẻ chia, luôn giúp người.

NB Tôn Phúc (người mặc áo hoa màu vàng) trong một lần đi tặng quà cho gia đình nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long.

NB Tôn Phúc (người mặc áo hoa màu vàng) trong một lần đi tặng quà cho gia đình nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long.

Số người mà nhà báo Tôn Phúc và các bạn bè, đồng nghiệp đã “cho” – sự hỗ trợ, sẻ chia – dù ít dù nhiều – phải kể đến hàng trăm hoàn cảnh. Số tiền và hiện vật mà anh vận động quyên góp làm đường, xây cầu, làm nhà tình thương, tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học ở miền Tây và miền Đông Nam bộ lên đến nhiều tỷ đồng. Mùng 6 Tết Canh Tý, tôi gặp thân mẫu của nhà báo Tôn Phúc – bà Anna Chung – tại nhà riêng nữ doanh nhân Ngô Hồng Phượng ở TP. Vũng Tàu, bà nói với tôi và Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Bùi Ngọc Diệp:

– Trước đây, Tôn Phúc cứ miệt mài đi lo việc an sinh xã hội, cận Tết Nguyên đán mới về nhà. Sau Tết, khoảng mùng 6 trở đi lại lo đi thăm, chúc Tết, lì xì những trẻ em có hoàn cảnh cô đơn, khó khăn.

Giọng như nghẹn lại, thương nhớ con trai, bà Anna Chung nói thêm với chúng tôi:

– Tôn Phúc đã kéo được mạnh thường quân góp tiền, góp sức chuẩn bị xây cái cầu ở xã Hòa Thạnh và một căn nhà tình thương ở xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Công việc đang diễn ra thuận lợi, chuẩn bị gần xong thì tai nạn ập đến. Phần việc còn lại, tôi và anh trai của Tôn Phúc; bạn bè, đồng nghiệp của Phúc cùng Trung tâm Phát triển Giáo dục và Truyền thông TP. HCM (CEDC) tiếp tục thực hiện dự án trọn vẹn.

Nhà báo Tôn Phúc, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Giám đốc Ban Nghiệp vụ truyền thông điện tử TVEL, Trưởng Ban Biên tập Đặc san Giáo dục & Pháp luật, Trưởng Ban Biên tập Trang Thông tin điện tử Giáo dục & Pháp luật (www.gdpl.vn), luôn tận tâm với công việc.

Nhà báo Tôn Phúc, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Giám đốc Ban Nghiệp vụ truyền thông điện tử TVEL, Trưởng Ban Biên tập Đặc san Giáo dục & Pháp luật, Trưởng Ban Biên tập Trang Thông tin điện tử Giáo dục & Pháp luật (www.gdpl.vn), luôn tận tâm với công việc.

Ngày 20/2/2020, tại xã Hòa Thạnh, cây cầu mới mang tên nhà báo Tôn Phúc được khánh thành; tại xã Tường Lộc (cùng thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) một căn nhà tình thương được bàn giao, với sự chứng kiến của cán bộ chính quyền, nhân dân địa phương, sự tham gia của nhiều bạn bè, đồng nghiệp, cán bộ nhân viên Trung tâm CEDC.

Nhà báo, nhà văn lão thành Phan Quang, cây đại thụ của báo chí Việt Nam đương đại, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam từng nói: “Nhà báo có ý thức và trách nhiệm xã hội, cao hơn thế là tấm lòng nhân ái, biết sẻ chia, tham gia hiệu quả công tác xã hội từ thiện, chính đó là tâm sáng, là đạo đức nghề nghiệp!”. Và chính cuộc đời và sự nghiệp báo chí, văn chương của Phan Quang là một mẫu mực về lòng nhân ái, sự sẻ chia xã hội. Nhà báo, nhà văn Phan Quang là cầu nối để một mạnh thường quân Nhật Bản là nhà giáo xây dựng một ngôi trường khang trang trên trảng cát ở tỉnh Quảng Trị; Ông là người bỏ khoản tiền tiết kiệm, dành dụm được để xây dựng ngôi trường học cho con em đồng bào dân tộc ở một xã vùng cao  tỉnh Hà Giang.

Tôi xin được dừng lại bài viết ngắn này, như một lời tâm sự với đồng nghiệp Tôn Phúc, cuộc đời ngắn ngủi nhưng không hổ thẹn với điều mà anh đã luôn tâm nguyện: “Tâm sáng – Lòng trong – Bút sắc”. Với nhà báo Tôn Phúc yêu quý, cuộc sống – nơi cõi tạm – như thân mẫu Anna Chung đã nói là luôn “Hướng thiện”. Nhà báo Ngô Văn Hiền, giám đốc Trung tâm Phát triển Giáo dục và truyền thông Tp. HCM đã khóc trong ngày tiễn đưa đồng nghiệp Tôn phúc về cõi vĩnh hằng: “Tôn Phúc ơi, em ra đi còn để lại bao hoài bão và khát vọng. Những người ở lại sẽ tiếp nối những công việc mà em còn đang dang dở”!

Nhà báo Phạm Quốc Toàn

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo