‘Mục sở thị’ không gian sinh hoạt tại làng Việt cổ Đường Lâm

Thứ sáu, 21/10/2022 17:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2006, làng Việt cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) trở thành làng cổ đầu tiên của cả nước được Nhà nước trao bằng chứng nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nơi đây hiện vẫn còn lưu giữa nhiều di tích lịch sử, không gian sinh hoạt mang đậm nét văn hóa người Việt xưa.

Cách thủ đô Hà Nội hơn 50km, làng Việt cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội là một địa điểm tham quan, khám phá và du lịch nổi tiếng. Từ vài trăm năm về trước, nơi đây có nghề trồng lúa nước rất phát triển và đến hiện tại làng cổ Đường Lâm vẫn được coi là làng nông nghiệp tiêu biểu của Đồng bằng Bắc Bộ.

Mặc dù bị thời gian bào mòn cùng sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, nhưng làng Việt cổ Đường Lâm vẫn giữ được nhiều ngôi nhà cổ với không gian sinh hoạt mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt.

Cùng phóng viên Báo Nhà báo và Công luận khám phá không gian sinh hoạt của người dân làng Đường Lâm qua hình ảnh dưới đây:

muc so thi khong gian sinh hoat tai lang viet co duong lam hinh 1

Theo phóng viên ghi nhận, đa số người dân làng Đường Lâm đều sống trong những ngôi nhà mang kiến trúc Việt cổ có niên đại khoảng gần 400 năm (từ thế kỷ XVIII). Những kiến trúc sư thời xưa thiết kế nhà ở làng Đường Lâm theo bố cục gồm ngôi nhà chính, ở giữa và nhà ngang hai bên. Ngôi nhà chính có 4 cột chính ở giữa và các cột phụ, chia ngôi nhà thành 3 gian - Ảnh: Đình Trung

muc so thi khong gian sinh hoat tai lang viet co duong lam hinh 2

Thường thì gian nhà chính dùng để ban thờ, hai bên cánh gà là khu vực sinh hoạt gia đình. Bố mẹ thường ở nhà chính, con cái ở nhà ngang. Ngoài công dụng để ở thì nhà ngang còn được sử dụng như kho chứa lương thực hay nơi sản xuất lương thực - Ảnh: Đình Trung

muc so thi khong gian sinh hoat tai lang viet co duong lam hinh 3

Theo quan sát, một gian nhà truyền thống ở làng Việt cổ Đường Lâm thường gồm bàn thờ tổ tiên đặt chính giữa, tấm hoành phi, tấm phản, rương để đồ. Những họa tiết được chạm khắc trên bàn thờ, tấm phản thường được trang trí các gam màu đen đỏ, hay được khảm trai tuyệt đẹp. Tấm phản được nghệ nhân thời xưa chế tác bằng gỗ lim chắc chắn, gồm một tấm ván phảng và 4 chân được chạm khắc tinh xảo - Ảnh: Đình Trung

muc so thi khong gian sinh hoat tai lang viet co duong lam hinh 4

Không gian phòng khách được gia chủ bố trí gọn gàng, ngay ngắn - Ảnh: Đình Trung

muc so thi khong gian sinh hoat tai lang viet co duong lam hinh 5

Ngoài không gian thờ, không gian phòng khách thì giếng ở làng Đường Lâm không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Theo tìm hiểu, hiện làng Việt cổ Đường Lâm chỉ còn vỏn vẹn chưa tới 10 chiếc giếng, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là giếng ở làng Mông Phụ, có thành giếng hình tròn được xây bằng đá ong, tuyệt đẹp và cổ kính - Ảnh: Đình Trung

muc so thi khong gian sinh hoat tai lang viet co duong lam hinh 6

Theo người dân nơi đây kể lại, trước kia các cụ thường dùng giếng chung của cả làng, ngày nay nhà nào cũng có giếng. Giếng được người thợ đào ở đất đá ong, nên mạch nước rất trong và nước vô cùng mát. Ở hiện tại, nhiều hộ gia đình đã sử dụng các thiết bị phụ trợ hiện đại như vòi sen, máy bơm, thiết bị vệ sinh… khiến cảnh quan truyền thống của làng cổ Đường Lâm có sự thay đổi lớn, khác hẳn với cảnh quan ngày xưa - Ảnh: Đình Trung

muc so thi khong gian sinh hoat tai lang viet co duong lam hinh 7

Đặc biệt, làng cổ Đường Lâm nổi tiếng trong việc làm tương. Theo ghi nhận, nhiều hộ gia đình nơi đây sản xuất rất nhiều tương, một phần dùng để nhà dùng dần, số còn lại để phân phối cho các đại lý bán buôn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và trên cả nước - Ảnh: Đình Trung

muc so thi khong gian sinh hoat tai lang viet co duong lam hinh 8

Hàng chục trum tương to được gia chủ đóng đậy rất cẩn thận, gọn gàng - Ảnh: Đình Trung

muc so thi khong gian sinh hoat tai lang viet co duong lam hinh 9

Du khách tỏ ra thích thú khi tham gia trải nghiệm nét văn hóa tại làng Việt cổ Đường Lâm - Ảnh: Đình Trung

muc so thi khong gian sinh hoat tai lang viet co duong lam hinh 10

Đến với làng Việt cổ Đường Lâm, du khách sẽ được trải nghiệm rất nhiều địa điểm nổi tiếng, trong đó có đình làng Mộng Phụ - Ảnh: Đình Trung

muc so thi khong gian sinh hoat tai lang viet co duong lam hinh 11

Ngoài ra, làng Việt cổ Đường Lâm cũng rất nổi tiếng bởi có nhiều ngõ, ngách cổ, mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam xưa - Ảnh: Đình Trung

muc so thi khong gian sinh hoat tai lang viet co duong lam hinh 12

Chính những bức tường đá ong của ngôi nhà, tường bao và cổng chạy dọc hai bên đường làng đã tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn riêng lạ của làng Việt cổ Đường Lâm - Ảnh: Đình Trung

Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Lễ hội Sông nước TP Hồ Chí Minh lần thứ 2 có nhiều nét mới, hấp dẫn

Lễ hội Sông nước TP Hồ Chí Minh lần thứ 2 có nhiều nét mới, hấp dẫn

(CLO) Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh tại buổi họp báo thông tin về Lễ hội Sông nước TP Hồ Chí Minh lần thứ 2, diễn ra vào chiều ngày 8/5.

Đời sống văn hóa
Công nhận di sản tư liệu thế giới với bản đúc nổi trên Cửu đỉnh ở Huế

Công nhận di sản tư liệu thế giới với bản đúc nổi trên Cửu đỉnh ở Huế

(CLO) Những bản đúc nổi trên bảo vật quốc gia Cửu đỉnh ở Thế Tổ Miếu (Cố đô Huế) vừa được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương (viết tắt là MOWCAP), thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), công nhận di sản tư liệu thế giới.

Đời sống văn hóa
Thái Bình: Khai mạc Lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024

Thái Bình: Khai mạc Lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024

(CLO) Sáng ngày 8/5, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương đã tổ chức khai mạc Lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024.

Đời sống văn hóa
Khởi động cuộc thi vẽ 'UOB Painting of the Year' năm thứ hai

Khởi động cuộc thi vẽ 'UOB Painting of the Year' năm thứ hai

(CLO) Cuộc thi vẽ “UOB Painting of the Year” là một trong những cuộc thi nghệ thuật uy tín nhất ở Đông Nam Á, với tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 1,2 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch xử lý vụ việc Đàm Vĩnh Hưng đeo huy hiệu 'lạ'

Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch xử lý vụ việc Đàm Vĩnh Hưng đeo huy hiệu 'lạ'

(CLO) Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch (VHTT&DL) đã chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM xem xét, xử lý vụ việc Đàm Vĩnh Hưng gắn huy hiệu “lạ” trong show diễn "Ngày em thắp sao trời".

Đời sống văn hóa