Mỹ cấm nhập khẩu hải sản của một công ty Trung Quốc vì cưỡng bức lao động

Chủ nhật, 30/05/2021 13:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ áp lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ một công ty Trung Quốc Dalian Ocean Fishing sau cáo buộc cưỡng bức lao động trên các tàu đánh cá, hầu hết công nhân là người Indonesia.

Mỹ cấm nhập khẩu hải sản của một công ty Trung Quốc vì cưỡng bức lao động. Ảnh: Getty.

Mỹ cấm nhập khẩu hải sản của một công ty Trung Quốc vì cưỡng bức lao động. Ảnh: Getty.

Theo AFP, các quan chức thuộc Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) hôm 28/5 thông báo sẽ cấm nhập khẩu hải sản từ công ty Dalian Ocean Fishing của Trung Quốc đến Mỹ, sau cuộc điều tra kéo dài một năm liên quan đến cáo buộc cưỡng bức lao động và lạm dụng công nhân trên 32 tàu đánh bắt cá ngừ mà công ty này sở hữu hoặc điều hành.

Cụ thể, các hành vi cưỡng bức lao động bao gồm bạo hành, khấu trừ lương và hạn chế các phong trào phản đối của người lao động. Hầu hết các công nhân trên những tàu đánh cá do công ty Dalian Ocean Fishing sở hữu đều mang quốc tịch Indonesia, theo Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ.

Lệnh cấm trên được áp dụng đối với một số mặt hàng như cá ngừ, cá kiếm và các loại hải sản khác do các tàu của công ty này đánh bắt. Ngoài ra, lệnh cấm cũng áp dụng đối với các thành phẩm như cá ngừ đóng hộp, thức ăn cho vật nuôi có chứa nguyên liệu do công ty này cung cấp.

Công ty Dalian Ocean Fishing có trụ sở tại thành phố cảng Đại Liên, gần biên giới Trung Quốc và Triều Tiên.

“Các công ty bóc lột công nhân của họ sẽ không có chỗ làm ăn ở Mỹ”, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Alenjandro Mayorkas tuyên bố hôm 28/5.

“Các sản phẩm được sản xuất bởi những lao động bị cưỡng bức không chỉ bóc lột họ, mà còn làm tổn hại đến các doanh nghiệp Mỹ và khiến người tiêu dùng phải mua hàng hóa phi đạo đức”, ông Mayorkas nhấn mạnh và chia sẻ thêm ước tính trên toàn cầu, các lao động bị cưỡng bức tạo ra số lợi nhuận bất chính lên tới 150 tỷ USD mỗi năm.

Vấn đề cưỡng bức lao động hiện là một trong những vấn đề khiến quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Một trong số đó là lệnh cấm nhập khẩu liên quan về việc cấm nhập khẩu các sản phẩm bông từ Tân Cương, Trung Quốc sau cáo buộc người Duy Ngô Nhĩ tại đây bị bóc lột lao động. Nhiều thương hiệu thời trang quốc tế như Nike, H&M, Adidas,… đã hứng chịu làn sóng tẩy chay mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc, sau khi các hãng này tuyên bố không sử dụng bông có xuất xứ từ Tân Cương.

Đây là lần đầu tiên Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ ban hành lệnh cấm đối với toàn bộ đội tàu của một công ty. Trước đó, CBP đã từng ban hành lệnh cấm nhập khẩu tương tự đối với một số các tàu đánh cá cụ thể của Trung Quốc. Cơ quan này cũng cho biết thêm rằng lượng hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ công ty Dalian Ocean Fishing ở mức nhỏ, chỉ khoảng 233.000 USD trong năm 2020.

Dính nhiều cáo buộc

Mỹ cấm nhập khẩu hải sản của một công ty Trung Quốc vì cưỡng bức lao động. Ảnh: Getty.

Mỹ cấm nhập khẩu hải sản của một công ty Trung Quốc vì cưỡng bức lao động. Ảnh: Getty.

Trước đó, đã có nhiều cáo buộc từ các nhóm nhân quyền và bảo vệ môi trường về việc công ty Dalian Ocean Fishing của Trung Quốc cưỡng bức lao động.

Theo AFP, Quỹ Ủng hộ Luật công và Công lý môi trường có trụ sở tại Hàn Quốc hồi năm 2020 cho biết, một trong những tàu của Dalian Ocean Fishing – tàu mang số hiệu Long Xing 629 - đã từ chối chăm sóc y tế cho bốn thủy thủ đoàn mắc các chứng bệnh không xác định. Sau đó, đã có 3 thuyền viên tử vong và người thứ tư đã tử vong sau khi trở về nhà tại Hàn Quốc.

Không những vậy, qua điều tra, các công nhân người Indonesia trên các tàu của Công ty Dalian Ocean Fishing cho biết họ phải làm việc 18 tiếng một ngày, nhưng chỉ được trả một phần nhỏ so với mức lương 300 USD/tháng như thỏa thuận, đôi khi còn bị giữ lại lương và không được cập cảng trong hơn một năm và bị cho uống nước mặn.

Các nhóm hoạt động bảo vệ môi trường cũng cáo buộc một số tàu thuộc đội tàu cá của Dalian Ocean Fishing đánh bắt bất hợp pháp cá mập với quy mô lớn nhằm lấy vây.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, một cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc, có khoảng 25 triệu công nhân bị cưỡng bức lao động trên toàn thế giới. Theo các chuyên gia, nhiều người lao động trong ngành công nghiệp đánh bắt thủy hải sản bị cưỡng bức lao động, bóc lột sức lao động bằng các hình thức như quỵt tiền lương, bắt làm việc quá sức, bạo lực dẫn đến tử vong.

Hương Vũ

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản