Mỹ sẽ thả hàng viện trợ xuống Gaza như thế nào và mối rủi ro là gì?

Thứ bảy, 02/03/2024 12:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Quân đội Mỹ sẽ bắt đầu thực hiện thả hàng viện trợ nhân đạo xuống Gaza trong những ngày tới bất chấp rủi ro khi chiến sự Israel - Hamas vẫn tiếp diễn, theo Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết hôm thứ Sáu (1/3).

Mỹ tin rằng các đợt thả dù sẽ giúp giải quyết tình hình nhân đạo thảm khốc ở Gaza, nhưng chúng không thể thay thế cho xe tải, loại phương tiện có thể vận chuyển viện trợ hiệu quả hơn nhiều, mặc dù thảm kịch hôm thứ Năm cũng cho thấy những rủi ro đối với vận tải mặt đất. 

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết thả dù viện trợ có lợi thế hơn xe tải ở chỗ máy bay có thể vận chuyển viện trợ đến một địa điểm cụ thể rất nhanh chóng. Nhưng về mặt khối lượng, nó sẽ là "sự bổ sung chứ không phải sự thay thế cho việc vận chuyển mọi thứ trên mặt đất".

my se tha hang vien tro xuong gaza nhu the nao va moi rui ro la gi hinh 1

Máy bay Boeing C-17 Globemaster III của Không quân Mỹ tại Sân bay quốc tế King County ở Seattle, Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters

Khi nào Mỹ thả viện trợ?

Theo ông Biden, các đợt thả vật phẩm và vật tư sẽ được phối hợp với Jordan, quốc gia từng tiến hành một số đợt thả viện trợ vào Gaza trong những tháng gần đây. Hoạt động thả viện trợ của Mỹ sẽ bắt đầu trong "những ngày tới".

Những đợt thả viện trợ đầu tiên dự kiến ​​sẽ là những kiện hàng thực phẩm MRE (khẩu phần ăn sẵn của quân đội Mỹ) cùng với những loại viện trợ khác có thể được thả xuống sau đó. Phát ngôn viên John Kirby không đưa ra thời gian chính xác hơn cho các đợt thả.

Tại sao Mỹ chọn thời điểm này để thả viện trợ?

Theo cơ quan y tế của Hamas tại Gaza, quyết định của ông Biden được đưa ra sau "thảm kịch viện trợ" hôm thứ Năm khiến ít nhất 115 người Palestine thiệt mạng và hơn 750 người khác bị thương, khi hàng nghìn người cố gắng tiếp cận xe tải viện trợ ở phía bắc Gaza, tranh chấp các gói hàng viện trợ. 

Các nhân chứng cho biết quân đội Israel đã nổ súng khi đám đông khổng lồ thi nhau kéo hàng hóa khỏi một đoàn xe viện trợ. Trong khi đó, phía Israel cho biết họ chỉ nổ súng khi quân đội cảm thấy bị đám đông đe dọa và hầu hết thương vong dân sự là do bị giẫm đạp.

Mỹ đã thúc đẩy Israel tăng tốc dòng viện trợ nhân đạo vào Gaza và mở cửa khẩu thứ ba vào lãnh thổ này, nhưng vụ bạo lực vừa rồi cho thấy hoạt động viện trợ vẫn còn nhiều thách thức.

"Sự mất mát về nhân mạng thật đau lòng", ông Biden nói hôm thứ Sáu khi thông báo quyết định thả dù hàng viện trợ. "Mọi người đang rất tuyệt vọng".

Thùng hàng viện trợ sẽ được thả xuống như thế nào?

Mỹ sẽ sử dụng máy bay quân sự để thả hàng tiếp tế xuống Gaza. Dù chưa rõ loại máy bay nào sẽ được sử dụng nhưng C-17 và C-130 là loại phù hợp nhất cho hoạt động này. Theo Không quân Mỹ, một chiếc C-130 có thể chở được 16 kệ hàng trong khi một chiếc C-17 có thể chở được 40 kệ hàng.

Quân nhân trên mặt đất sẽ chất hàng lên các kệ, sau đó chất lên máy bay và khóa cố định. Sau khi máy bay bay qua khu vực cần cung cấp vật tư, khóa cố định sẽ được mở ra và chúng sẽ lao xuống mặt đất với sự trợ giúp của một chiếc dù gắn trên kệ hàng.

Mỹ đảm bảo viện trợ rơi xuống đúng nơi thế nào? 

Khi được hỏi làm thế nào Mỹ có thể giữ cho nguồn hàng viện trợ không rơi vào tay Hamas, ông Kirby cho biết Mỹ sẽ tìm hiểu trong quá trình thực hiện chiến dịch trên không.

"Có rất ít hoạt động quân sự phức tạp hơn việc thả dù hỗ trợ nhân đạo", ông Kirby nói, cho biết thêm rằng các nhà lập kế hoạch của Lầu Năm Góc sẽ xác định các địa điểm thả nhằm cân bằng việc đưa hàng viện trợ đến gần nơi cần thiết nhất.

Ông Kirby nói: "Rủi ro lớn nhất là đảm bảo không ai bị thương trên mặt đất". Ông cho biết Mỹ cũng đang nghiên cứu cách thu thập và phân phối viện trợ từ đường hàng không sau khi viện trợ được thả xuống mặt đất.

my se tha hang vien tro xuong gaza nhu the nao va moi rui ro la gi hinh 2

Tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel vào trại tị nạn Nusseirat, trung tâm Dải Gaza hôm thứ Năm (29/2). Ảnh: AP

Mặc dù quân đội có thể xem trước tình hình thời tiết nhưng vẫn khó tránh khỏi tác động của gió. Gió đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo hàng viện trợ hạ cánh đúng nơi. Các video trên mạng xã hội cho thấy một số hàng viện trợ do các quốc gia khác chuyển giao cuối cùng đã trôi ra biển. 

Gaza có mật độ dân cư đông đúc và các quan chức cho biết sẽ khó đảm bảo hàng viện trợ đến được với những người cần. "Rất khó để thực hiện thả dù ở một môi trường đông đúc như Gaza", ông Kirby nói.

Các quan chức cũng nói rằng nếu không có sự hiện diện của quân đội Mỹ trên thực địa thì không có gì đảm bảo rằng viện trợ sẽ không đến tay Hamas. 

Một số lần thả dù viện trợ trước đây của Mỹ

Hàng năm vào dịp Giáng sinh, Mỹ thả viện trợ nhân đạo đến các hòn đảo xa xôi ở Thái Bình Dương trong một nỗ lực được gọi là "Chiến dịch thả rơi Giáng sinh".

Năm 2014, quân đội Mỹ đã thả viện trợ xuống miền bắc Iraq khi dân thường bị mắc kẹt ở một vùng núi miền bắc nước này bởi nhóm chiến binh Nhà nước Hồi giáo IS. Trong vài tháng đó, hơn 100.000 bữa ăn và 96.000 chai nước đã được đưa đến tay người dân.

Ngoài thả viện trợ, Mỹ còn có kế hoạch gì?

Mỹ và các đồng minh đã cố gắng thiết lập một lệnh ngừng bắn tạm thời mới giữa Hamas và Israel để giải phóng thêm nhiều con tin do nhóm phiến quân ở Gaza bắt giữ, trả tự do cho một số tù nhân Palestine trong các nhà tù của Israel và tạm dừng giao tranh 6 tuần.

Nếu lệnh ngừng bắn được đảm bảo, Mỹ hy vọng điều này sẽ cho phép một lượng lớn viện trợ nhân đạo đến Gaza trong một thời gian dài. Ông Biden hôm thứ Sáu cũng cho biết Mỹ đang hợp tác với các đồng minh để thiết lập một "hành lang hàng hải" nhằm cung cấp hỗ trợ cho người dân Gaza từ biển.

Theo một quan chức Mỹ, lựa chọn khả thi là vận chuyển viện trợ bằng đường biển từ Síp, cách bờ biển Địa Trung Hải của Gaza khoảng 210 hải lý.

Quan chức này cho biết chưa có quyết định nào được đưa ra về sự tham gia của quân đội vào hoạt động này, đồng thời cho biết thêm phương án vận chuyển bằng đường biển sẽ tránh được sự chậm trễ do đám đông chặn đường bộ vây quanh các đoàn xe.

Trên thực tế, việc quân đội vận chuyện viện trợ bằng đường hàng hải là rất thách thức, bởi không có địa điểm cụ thể nơi hàng viện trợ có thể được dỡ xuống từ tàu. 

Hoài Phương (theo AP, Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế
Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế