Mỹ tìm cách hóa giải “lá bài” đất hiếm của Trung Quốc

Chủ nhật, 16/01/2022 14:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà lập pháp Mỹ đã đệ trình một dự luật nhằm hóa giải “lá bài” đất hiếm của Trung Quốc, trong khi Washington đang nỗ lực để giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khoáng sản chiến lược mà Bắc Kinh hiện sở hữu.

Theo Reuters, một dự luật lưỡng đảng đã được trình lên Thượng viện Mỹ vào hôm 14/1 đẻ xét duyệt. Cụ thể, nếu dự luật được thông qua, nó sẽ buộc các nhà thầu quốc phòng Mỹ dừng mua đất hiếm của Trung Quốc vào năm 2026, cũng như lên kế hoạch tạo ra một kho dự trữ khoáng sản chiến lược lâu dài cho nước Mỹ.

my tim cach hoa giai la bai dat hiem cua trung quoc hinh 1

Công nhân vận chuyển đất chứa các nguyên tố đất hiếm để xuất khẩu tại cảng ở Lianyungang, tỉnh Jiangsu, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Dự luật do Thượng nghị sĩ Tom Cotton của đảng Cộng hòa và Mark Kelly của đảng Dân chủ đệ trình. Đây là một trong những nỗ lực của giới chính trị Mỹ nhằm đối phó với việc Trung Quốc đang gần như nắm quyền kiểm soát về đất hiếm, vốn được sử dụng trong hàng loạt các lĩnh vực sản xuất từ đồ điện tử, pin xe điện cho đến vũ khí.

Theo đó, dự luật muốn sử dụng khoản ngân sách hàng tỷ USD dành cho việc mua sắm vũ khí của Lầu Năm Góc để yêu cầu các nhà thầu quốc phòng ngừng phụ thuộc vào Trung Quốc, cũng như hỗ trợ việc tái hồi sinh ngành công nghiệp sản xuất đất hiếm của Mỹ.

Đất hiếm là một nhóm gồm 17 kim loại chuyên dùng trong sản xuất xe điện, vũ khí và thiết bị điện tử. Trong khi Mỹ phát minh ngành công nghiệp này vào Thế chiến thứ hai và các nhà khoa học quân sự Mỹ phát triển loại nam châm đất hiếm được sử dụng rộng rãi nhất, Trung Quốc đã dần phát triển để nắm kiểm soát toàn bộ lĩnh vực này trong 30 năm qua. Tính đến nay, Mỹ chỉ có một mỏ khai thác đất hiếm và không có khả năng tinh chế khoáng sản này.

“Việc chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc khai thác và chế biến đất hiếm là rất quan trọng để xây dựng các lĩnh vực quốc phòng và công nghệ của Mỹ”, ông Cotton chia sẻ với Reuters.

Ngành công nghiệp đất hiếm hồi sinh

my tim cach hoa giai la bai dat hiem cua trung quoc hinh 2

Trung Quốc hiện là quốc gia dẫn đầu thế giới và giành thế thống trị về đất hiếm. Ảnh: Reuters.

Thượng nghị sĩ của bang Arkanas mô tả sự phát triển của Trung Quốc thành nước dẫn đầu trong lĩnh vực đất hiếm “đơn giản chỉ là sự lựa chọn trong chính sách của Mỹ” và chia sẻ thêm rằng ông hy vọng các chính sách, quy định mới sẽ giúp giảm đi vị thế thống trị của Bắc Kinh trong ngành công nghiệp.

Quá trình sản xuất đất hiếm có khả năng gây ô nhiễm cao, đó là một phần lý do tại sao nó không được ưa chuộng tại Mỹ. Washington hiện đang nghiên cứu những quy trình mới để giúp việc sản xuất loại khoáng sản này trở nên sạch hơn.

Thượng nghị sĩ Cotton tiết lộ ông đã thảo luận về dự luật trên với nhiều giám đốc điều hành các tổ chức, nhưng từ chối tiết lộ rằng liệu ông đã đề cập về vấn đề này với Tổng thống Joe Biden hay Nhà Trắng hay chưa.

Dự luật trên được kỳ vọng có thể được đưa vào luật tài trợ của Lầu Năm Góc vào cuối năm nay, song không hỗ trợ trực tiếp cho lĩnh vực đất hiếm mới ra đời của Hoa Kỳ. Thay vào đó, dự luật yêu cầu các nhà thầu của Lầu Năm Góc ngừng sử dụng đất hiếm của Trung Quốc trong vòng 4 năm, chỉ cho phép miễn trừ trong những trường hợp hiếm hoi. Các nhà thầu quốc phòng sẽ được yêu cầu ngay lập tức cho biết nguồn khoáng sản của họ đến từ đâu trong trường hợp kiểm tra.

Kelly, một cựu phi hành gia và là thành viên của Ủy ban Năng lượng và Dịch vụ Vũ trang của Thượng viện Mỹ, cho rằng dự luật này sẽ “củng cố vị thế của Mỹ với tư cách là nhà lãnh đạo toàn cầu về công nghệ bằng cách giảm sự phụ thuộc vào các đối thủ như Trung Quốc về nguyên tố đất hiếm”. Dự luật chỉ áp dụng cho vũ khí, không áp dụng cho các thiết bị khác mà quân đội Mỹ mua.

Ngoài ra, đại diện thương mại của Hoa Kỳ sẽ được yêu cầu điều tra xem liệu Trung Quốc có đang thao túng thị trường đất hiếm hay không và khuyến nghị liệu có cần các biện pháp trừng phạt thương mại hay không.

Thời gian qua, Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy điều chỉnh lại chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh đối với nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoáng sản quan trọng. Các chuyên gia nhấn mạnh, khoáng sản quan trọng là rất cần thiết cho an ninh kinh tế và quân sự, công nghệ năng lượng sạch. Những loại khoáng sản này đang trở thành một trong những “mặt trận mới” cho cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung.

Chiến tranh thương mại diễn ra năm 2018 giữa hai nước đã khiến Washington lo ngại rằng Bắc Kinh có thể biến khoáng sản quan trọng thành “lá bài” chiến lược và vũ khí hóa nó để chống lại Mỹ. Tháng trước, Trung Quốc đã thành lập tập đoàn đất hiếm được mô tả có quy mô lớn như “tàu sân bay”, nhằm giúp Bắc Kinh duy trì thế thống trị với nguyên liệu quan trọng.

Hương Vũ (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h