Myanmar chìm trong khủng hoảng kép với bất ổn kinh tế và đại dịch COVID-19

Thứ ba, 27/07/2021 16:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Myanmar có một trong những hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu nhất trên thế giới, và tác động tổng hợp của COVID-19 cùng một cuộc đảo chính quân sự khiến nước này đứng trước nguy cơ hoàn toàn sụp đổ.

Các nhân viên Myanmar chuyển thi thể của một người tử vong do COVID-19. Ảnh: AFP

Các nhân viên Myanmar chuyển thi thể của một người tử vong do COVID-19. Ảnh: AFP

Bài liên quan

Không tiêm chủng để phản đối chính quyền

Khoảng bốn tháng trước khi làn sóng COVID-19 thứ ba tấn công Myanmar khiến hàng trăm người mỗi ngày, Soe Moe Naung, một doanh nhân, đã đăng trên mạng xã hội rằng ông và gia đình đã đi tiêm phòng tại một trung tâm tiêm chủng công cộng.

Ông cũng kêu gọi đồng bào của mình thực hiện việc tiêm phòng. Nhưng tin nhắn này đã thu hút sự chỉ trích mạnh mẽ, buộc Soe Naung phải tạm thời ẩn bài đăng.

Những người chỉ trích Soe Naung tin rằng việc tiêm vắc xin hợp pháp hóa là một trong những hành động công nhận cuộc đảo chính quân sự vào tháng Hai của quân đội.

Vốn là người ủng hộ đảng của bà Aung San Suu Kyi, Soe Naung giải thích lý do tại sao ông đồng ý tiêm phòng rằng, "Các loại vắc xin đã được mua bởi chính phủ NLD cho người dân Myanmar. Đó là quyền của công dân ... tiêm chủng là một vấn đề khác và không liên quan đến chính trị". 

Ông Soe Moe Naung có thể thực dụng, nhưng quan điểm của ông chỉ được một bộ phận thiểu số người Myanmar tán đồng. Kể từ sau cuộc đảo chính vào ngày 1/2, nhiều người trên khắp Myanmar đã từ chối tiêm vắc xin như một hành động chống lại quân đội.

"Mẹ tôi, dù đã già nhưng không tiêm phòng, có lẽ vì con trai bà, anh trai tôi, nói rằng cuộc cách mạng vẫn chưa kết thúc", bà Hnin Yee Aung, một phụ nữ trung niên đến từ Yangon, nói với đài Deutsche Welle. 

Anh trai của Yee Aung là một bác sĩ làm việc tại một bệnh viện công và đã tham gia phong trào bất tuân dân sự trong nhiều tháng. Nhiều người trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nằm trong số những người đầu tiên ngừng làm việc và tham gia bất quân dân sự chống lại quân đội.

Các nhân viên khu vực công khác cũng làm theo, giáng một đòn mạnh vào chính quyền và khiến chính quyền tăng cường áp lực buộc công nhân chính phủ quay trở lại làm việc.

Trong khi quân đội bắt đầu truy bắt các chuyên gia chăm sóc sức khỏe bất đồng chính kiến, nhiều người trong số họ đã lẩn trốn. Một số bác sĩ ban đầu điều trị cho bệnh nhân tại các cơ sở tư nhân, nhưng đã dừng lại sau khi chứng kiến ​​việc binh lính và cảnh sát triển khai gần các phòng khám tư nhân của họ.

Ngoài ra, một số người ở Myanmar đã chọn không tiêm chủng vì lo sợ bị các nhóm ủng hộ dân chủ và chủ nghĩa tẩy chay phản đối. Những người đã chủng ngừa thường trở thành nạn nhân của các phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.

Điều này có nghĩa là khi làn sóng COVID-19 thứ ba xảy ra, quân đội bị ghét bỏ của Myanmar được giao trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng với hệ thống chăm sóc sức khỏe đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lớn không chỉ về thuốc và thiết bị thiết yếu mà còn cả nhân viên y tế.

Myanmar đang rơi vào cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng với hàng nghìn ca nhiễm mỗi ngày - Ảnh: Getty

Myanmar đang rơi vào cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng với hàng nghìn ca nhiễm mỗi ngày - Ảnh: Getty

Áp lực với chính quyền quân sự

Hệ thống y tế yếu kém của Myanmar nhanh chóng bị đánh gục bởi quy mô của đại dịch, với hàng nghìn ca nhiễm mới và số ca tử vong ngày càng tăng.

Chỉ tính riêng trong ngày 25/7, 355 người đã chết do các bệnh liên quan đến COVID-19 và tổng số người chết hiện là hơn 7.500 người, theo số liệu chính thức, chỉ tính đến các trường hợp tử vong tại bệnh viện. Tổng số ca nhiễm tại Myanmar kể từ đầu đại dịch là 274.155 trường hợp.

Người đứng đầu quân đội, tướng Min Aung Hlaing, gần đây đã đưa ra lời kêu gọi công khai để các chuyên gia chăm sóc sức khỏe bất đồng chính kiến ​​quay trở lại làm việc, nói rằng tất cả các nhân viên y tế nên làm việc cùng nhau để giải quyết tình trạng khẩn cấp của đại dịch.

Tuy nhiên, các nhân viên y tế trực thuộc phong trào bất tuân đã từ chối hưởng ứng, kêu gọi quân đội từ bỏ cuộc đảo chính và trả lại quyền lực cho chính phủ dân chủ.

Trong những tuần gần đây, tình trạng thiếu oxy y tế tại các bệnh viện đang rất trầm trọng, với những hình ảnh đáng lo ngại được lan truyền về những người thân tuyệt vọng tranh giành nguồn cung cấp oxy cho người thân của họ.

Trong một bức thư ngỏ gửi tới cộng đồng quốc tế, Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG) của Myanmar, được thành lập bởi những người phản đối cuộc đảo chính nhằm tạo ra một chính phủ dân sự mới, chỉ ra rằng "ngày càng có nhiều báo cáo về tình trạng thiếu oxy, cũng như việc lực lượng an ninh bắt giữ các cơ sở sản xuất ôxy một cách trắng trợn và vô nhân đạo”.

Trong một cuộc họp gần đây để đánh giá tình hình COVID-19, tư lệnh quân đội cho biết tình trạng khẩn cấp về y tế đang bị lạm dụng và xuyên tạc trên phương tiện truyền thông xã hội vì lợi ích chính trị.

Ngày 25/7, chương trình tiêm chủng công cộng đã được tiếp tục vào sau khi vắc xin từ Trung Quốc được chuyển tới. Tuy nhiên, một lần nữa áp lực lại đè nặng lên những người chưa được tiêm để quyết định có tham gia hay không. 

Không chỉ vật vã về tình hình đại dịch, Myanmar còn đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Trong một báo cáo mới nhất, Ngân hàng Thế giới dự báo nền kinh tế Myanmar dự kiến ​​sẽ giảm 18% vào năm 2021, do hậu quả của tình trạng bất ổn lớn sau cuộc đảo chính và làn sóng virus Corona thứ ba.

Quốc Thiên

Bình Luận

Tin khác

Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

(CLO) Những người biểu tình ủng hộ Palestine tại một số trường đại học Mỹ đã bị bắt vào thứ Bảy (27/4), khi họ tuyên bố sẽ tiếp tục phong trào nhằm tìm kiếm lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến giữa Israel với Hamas.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

(CLO) Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Stephane Sejourne sẽ thúc đẩy các đề xuất nhằm ngăn chặn sự leo thang trong xung đột giữa Israel và Hezbollah trong chuyến thăm Lebanon vào Chủ nhật (28/4).

Thế giới 24h
Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

(CLO) Quốc hội Iraq hôm thứ Bảy (27/4) đã thông qua luật hình sự hóa các mối quan hệ đồng giới với mức án tối đa 15 năm tù.

Thế giới 24h
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Nếu Mỹ tịch thu tài sản và tiền mặt bị đóng băng của Nga ở phương Tây, Nga cũng sẽ tịch thu tài sản của các công dân và nhà đầu tư Mỹ ở Nga, theo ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, tuyên bố vào thứ Bảy (27/4).

Thế giới 24h
20 binh sĩ Campuchia thiệt mạng trong vụ nổ kho đạn

20 binh sĩ Campuchia thiệt mạng trong vụ nổ kho đạn

(CLO) Ít nhất 20 binh sĩ Campuchia đã thiệt mạng trong vụ nổ kho đạn tại một căn cứ quân sự phía tây nước này, theo Thủ tướng Hun Manet cho biết vào thứ Bảy (27/4).

Thế giới 24h