Năm 2016, kiểm toán nhà nước xử lý tài chính đạt mức cao kỷ lục

Thứ sáu, 03/02/2017 21:13 PM - 0 Trả lời

Báo cáo với Thủ tướng trong buổi làm việc đầu năm, Tổng KTNN Hồ Đức Phớc cho biết, trong giai đoạn 2012-2016, kiểm toán nhà nước (KTNN) đã góp phần tăng thu, giảm chi ngân sách và xử lý tài chính khác 115.203 tỷ đồng, riêng năm 2016 đã kiến nghị xử lý tài chính 35.931 tỷ đồng, cao nhất trong 22 năm hoạt động của KTNN và tăng gấp 1,8 lần so với năm 2015.

(CLO) Báo cáo với Thủ tướng trong buổi làm việc đầu năm, Tổng KTNN Hồ Đức Phớc cho biết, trong giai đoạn 2012-2016, kiểm toán nhà nước (KTNN) đã góp phần tăng thu, giảm chi ngân sách và xử lý tài chính khác 115.203 tỷ đồng, riêng năm 2016 đã kiến nghị xử lý tài chính 35.931 tỷ đồng, cao nhất trong 22 năm hoạt động của KTNN và tăng gấp 1,8 lần so với năm 2015.

[caption id="attachment_148291" align="aligncenter" width="600"]Báo Công luận Trong năm 2016, KTNN đã có nhiều kiến nghị hoàn thiện cơ chế quản lý, đồng thời sau kiểm toán đã giảm thời gian hoàn vốn của các dự án BOT so với phương án tài chính ban đầu. (Ảnh Internet)[/caption]

Theo ông Phớc, trong thời gian qua, kết quả kiểm toán đã góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật của nhà nước; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm trong các cơ quan, đơn vị được kiểm toán. Thông qua kiểm toán, trong 5 năm qua, KTNN đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ trên 500 văn bản quy phạm pháp luật.

Riêng năm 2016, KTNN đã kiến nghị sửa đổi bổ sung, thay thế, hủy bỏ 110 văn bản nhằm bịt chỗ hổng thất thoát, lãng phí từ cơ chế, chính sách.

Trong năm 2016, qua kết quả kiểm toán quá trình thực hiện tái cơ cấu và xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hóa, tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng, KTNN đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế. Trong đó qua kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, KTNN đã xác định giá trị vốn nhà nước tăng lên hơn 13.000 tỷ đồng tại 6 doanh nghiệp.

Liên quan tới các dự án BOT, ông Phớc cho biết, KTNN đã có nhiều kiến nghị hoàn thiện cơ chế quản lý, đồng thời sau kiểm toán đã giảm thời gian hoàn vốn của các dự án BOT so với phương án tài chính ban đầu.

Cụ thể, Dự án công trình mở rộng QL1 đoạn qua km 1488-km1525, tỉnh Khánh Hòa giảm 13 năm, 27 ngày; dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường HCM (QL 14) đoạn qua địa phận tỉnh Đắk Nông giảm 12 năm 3 tháng 22 ngày; dự án xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào KCN Phú Hữu, quận 9 (TCT xi măng Việt Nam) giảm 11 năm…

Kết quả kiểm toán cũng đã phát hiện việc quản lý chi dịch vụ công ích tại các tỉnh thành lớn, việc quản lý một số khoản phí, lệ phí còn không ít bất cập, kém hiệu quả, phát hiện nhiều sơ hở trong công tác quản lý thu ngân sách.

Bên cạnh đó, cơ quan kiểm toán cũng phát hiện nhiều sơ hở trong công tác quản lý thu ngân sách, qua đó đã truy thu thuế và các khoản phải nộp khác tại doanh nghiệp hơn 9.500 tỷ đồng, trong đó Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam đã phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm 882 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, năm 2017, KTNN sẽ thực hiện 234 cuộc kiểm toán, gồm: Kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN năm 2016 tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản nhà nước năm 2015 tại 14 bộ, ngành trung ương và 47 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 8 chủ đề kiểm toán hoạt động; 27 chuyên đề kiểm toán chuyên sâu; 59 cuộc kiểm toán lĩnh vực đầu tư với 83 dự án, công trình; 34 tập đoàn, TCT nhà nước, tổ chức tài chính ngân hàng và ngân hàng nhà nước.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự trưởng thành của KTNN qua hơn 20 năm phát triển, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng của đội ngũ Kiểm toán viên nhà nước, chất lượng của hoạt động kiểm toán trong những năm gần đây.

“Địa vị pháp lý của KTNN được nâng cao trong Hiến pháp 2013. Luật KTNN 2015 đã được thông qua tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển của KTNN. Các quy chế hoạt động của KTNN ngày càng đầy đủ, rõ ràng và minh bạch” – Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Về các nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu KTNN cần đi đầu trong việc xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động; Phấn đấu trở thành công cụ quan trọng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong giám sát quyền lực, ngăn chặn lạm quyền và nâng cao hiệu quả của việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Giang Phan

Tin khác

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm