Nam Sông Hậu “yếu đừng ra gió”!

Thứ tư, 01/01/2020 14:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc “sức khỏe” bị “bào mòn” vì gánh nặng chi phí như một cảnh báo Nam Sông Hậu “yếu đừng ra gió”.

Bài liên quan

Tương lai nào cho Nam Sông Hậu khi chi phí lãi vay tương đương lợi nhuận

Với việc tăng vốn “thần tốc” chỉ trong thời gian ngắn, cùng với lượng hàng tồn kho tăng tương ứng đã đặt ra nhiều nghi vấn cho quá trình tăng vốn của Nam Sông Hậu. Không chỉ gây nghi ngại cho nhà đầu tư, thực tế còn chứng minh kết quả kinh doanh của Nam Sông Hậu còn đang ‘giật lùi' khi tốc độ tăng trưởng đi ngược với tốc độ tăng vốn của doanh nghiệp này.

Kho hàng của Nam Sông Hậu

Kho hàng của Nam Sông Hậu

Dù doanh nghiệp phát triển như thế nào, tham vọng đến đâu thì một phần không thể không được chú ý đến là lợi ích của các cổ đông. Hẳn ai cũng muốn khi đầu tư hay nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp đều mong muốn số vốn mình bỏ ra phải được sinh lời theo thời gian nhưng kết quả kinh doanh của Nam Sông Hậu lại đang gây thất vọng cho nhà đầu tư.

Điều này thể hiện qua 2 chỉ số quan trọng là EPS – lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu và ROE – tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đang giảm dần theo các năm, nhất là trong 3 năm tăng vốn “thần tốc” này của Nam Sông Hậu.

Cụ thể, EPS năm 2017 đạt 4.378 đồng, năm 2018 đạt 2.475 đồng và năm 2019 giảm còn 811 đồng. Tương ứng, hệ số ROE cũng giảm từ 23% năm 2017 về 9% năm 2019. Đến quý I/2020 cũng chỉ ở mức 2,3%.

Trong khi đó, cũng trong thời gian này, doanh nghiệp cùng ngành là PLX – Tập đoàn xăng dầu Việt  Nam có hệ số ROE tăng trưởng và ổn định trong khoảng từ 16-18%. EPS cũng đạt quanh mức 3.000 đồng.

Thêm một điểm nữa, PLX là doanh nghiệp bán lẻ có biên lợi nhuận khá cao thì năm 2019 cũng chỉ lãi hơn 4,6 nghìn tỷ đồng trên 189 nghìn tỷ đồng doanh thu. Như vậy tỷ suất lợi nhuận ròng mới đạt 2,4%.

Còn lĩnh vực kinh doanh của Nam Sông Hậu là bán buôn các sản phẩm dầu khí nên biên  lợi nhuận sẽ rất “mỏng”. Tuy có đạt 1,3% nhưng với EPS dưới 1.000 đồng thì liệu có quá “đắt” để đầu tư “rót vốn” vào cổ phiếu PSH của Nam Sông Hậu khi giá trị thị trường của cổ phiếu PSH đang giao động ở mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu?

Bên cạnh đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính lớn như khoản mục vay và nợ thuê tài chính (ngắn hạn và dài hạn) luôn duy trì ở mức gần 2.400 tỷ đồng trong 2 năm gần đây đã khiến chi phí lãi vay “bào mòn” lợi nhuận của Nam Sông Hậu. Chi phí lãi vay năm 2019 tăng vọt lên 191 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ 2018.

So sánh tỷ lệ ROE và tỷ lệ lãi vay ngân hàng (R) để thấy mức độ cảnh báo của việc cân đối tài chính và phát triển doanh nghiệp khi khoản trả nợ lãi vay đã tương đương với lợi nhuận tạo ra. Cụ thể, ROE năm 2019 là 9%, trong khi đó R đã bằng 8%. Đó là chưa kể phần nợ gốc phải trả của Nam Sông Hậu.

Nam Sông Hậu “yếu đừng ra gió”!

Với một doanh nghiệp 8 năm tuổi, còn khá trẻ so với các thương hiệu lâu đời khác nhưng Nam Sông Hậu lại muốn “vươn mình” ra biển lớn bằng việc “chạy dòng tiền”. Tuy nhiên nếu nhìn vào kết quả kinh doanh của Nam Sông Hậu thì lại trái ngược hoàn toàn.

Từ cuối năm 2017 tới nay, số dư tiền và tương đương tiền của Nam Sông Hậu giảm mạnh từ 419 tỷ đồng xuống còn 199 tỷ đồng ở thời điểm cuối quý I/2020. Tiếp đến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm liên tục từ năm 2018 tới nay. Dòng tiền thuần của doanh nghiệp tương tự cũng ghi nhận âm trong hai năm qua và tiếp tục âm trong quý I/2020. Như vậy, trong khi “sức khỏe” bị “bào mòn” vì gánh nặng chi phí như một cảnh báo Nam Sông Hậu “yếu đừng ra gió”.

Và đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những bất thường trong diễn biến giao dịch cổ phiếu PSH của Nam Sông Hậu kể từ khi niêm yết và giao dịch lần đầu tiên trên HOSE từ ngày 24/6/2020 với giá tham chiếu 16.000 đồng/cổ phiếu.

Theo đó, kể từ khi chào sàn, cổ phiếu PSH đã tăng trần 5 phiên liên tiếp nhưng với thanh khoản rất thấp. Từ phiên giao dịch ngày 30/6/2020 trở lại đây, khi giá cổ phiếu PSH lên mức 25.000 đồng/cổ phiếu (tăng 56% so với giá chào sàn) thì thanh khoản PSH bỗng dưng tăng đột biến, trung bình 2 triệu cổ phiếu/phiên.

Đáng chú ý, mặc dù tăng về thanh khoản nhưng giá cổ phiếu lại giảm mạnh trong những phiên này, có thời điểm giá cổ phiếu PSH còn giảm sàn mà không có bên mua. Kể từ mức giá trần cao nhất ở 26.750 đồng/cổ phiếu ngày 1/7/2020 đến hết phiên ngày 7/7/2020, giá cổ phiếu PSH đã giảm 24% về 20.250 đồng/cổ phiếu.

Theo kinh nghiệm của một số nhà đầu tư chuyên nghiệp, diễn biến giá cổ phiếu PSH của Nam Sông Hậu trong những ngày qua có dấu hiệu của “ra hàng” của “đội lái” khi “kéo giá” lên cao với thanh khoản thấp để rồi “xả” một lượng hàng lớn ra ngoài thị trường.

Các chuyên gia cũng cho rằng, với cách giao dịch tạo biên độ như cổ phiếu PSH trong những phiên vừa qua chỉ là cách “chim mồi” để thu hút và kích thích những nhà đầu tư ưa mạo hiểm tham gia lướt sóng. Còn với những nhà đầu tư am hiểu về các chỉ số tài chính và “bắt mạch” được những dấu hiệu “bất thường” của Nam Sông Hậu thì mức giá cổ phiếu PSH quả thực quá “chát” khi nắm.

Phong Lan

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp