Nâng cao kiến thức luật về phòng, chống tham nhũng cho nhà báo

Thứ sáu, 03/04/2015 09:04 AM - 0 Trả lời

Nâng cao kiến thức luật về phòng, chống tham nhũng cho nhà báo

(Congluan.vn)- Ngày 23/7, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức luật về phòng, chống tham nhũng cho lãnh đạo và phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí.
 
Báo Công luận 
 Hội nghị bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo Việt Nam dành cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí của TP.HCM và các tỉnh phía Nam. (Ảnh: Thế Anh/TTXVN)
 
Tại hội nghị, các phóng viên, biên tập viên tập trung nghe các báo cáo viên phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng và công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng; vai trò của báo chí trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng...

Để đảm bảo cho báo chí hoạt động trong một hành lang pháp lý thông thoáng, phát huy tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội, với chức năng là cơ quan tham mưu cho Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất acác biện pháp nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của báo chí trong đấu tranh, phòng chống tham nhũng như: Chú trọng đến tính công khai, minh bạch của hệ thống các cơ quan nhà nước; cần có quy chế phối hợp giữa cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí và Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng để công tác phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm và đạt hiệu quả cao hơn. Phải tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ phóng viên, biên tập viên để trong quá trình tác nghiệp luôn thực hiện đúng pháp luật, đưa tin khách quan, trung thực, vì lợi ích chung của cộng đồng….
  • PV

Tin khác

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

(CLO) Hôm nay, vùng đất Điện Biên, Tây Bắc chiến trường năm xưa, rực rỡ cờ hoa, hân hoan trong không khí tưng bừng của đại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước đó, trên khắp dải đất hình chữ S, tinh thần Điện Biên Phủ đã thấm đẫm, lan toả trong mỗi người dân Việt. Nhắc nhớ lại bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ, là để mỗi người trong chúng ta, thêm trân quý hơn giá trị vô giá của hoà bình.

Góc nhìn
Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn
Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

(NB&CL) Trong rất nhiều những nhân tố mang tính quyết định làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm về trước, không thể không kể đến vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tài năng quân sự kiệt xuất, đặc biệt là bản lĩnh hiếm có của vị Tổng Tư lệnh Chiến dịch đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Góc nhìn
Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn