Năng lượng xanh, nguồn năng lượng của tự do và hòa bình

Thứ năm, 10/03/2022 21:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc khủng hoảng năng lượng đã tác động đến mọi ngõ ngách trên toàn cầu, như một hệ quả từ cuộc xung đột Nga-Ukraine. Đây là thách thức, song cũng là cơ hội để thế giới đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, tức ít phụ thuộc vào than đá, dầu, khí đốt và các nhiên liệu hóa thạch khác.

“Năng lượng của tự do và hòa bình”

Vào cuối hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 ở Glasgow vào tháng 11/2021, các nhà ngoại giao hẳn có được một cảm giác rằng cơ hội đã đến. Hơn 80% lượng khí thải trên thế giới đã được các chính phủ cam kết đưa về mức phát thải ròng bằng 0. Hội nghị thượng đỉnh cũng đã chứng kiến các thỏa thuận quan trọng về phá rừng, phát thải khí mê-tan và sản xuất than. Ít nhất 23 quốc gia đã đưa ra cam kết mới để loại bỏ dần điện than, bao gồm cả ở Đông Nam Á và châu Âu.

nang luong xanh nguon nang luong cua tu do va hoa binh hinh 1

Năng lượng xanh sẽ góp phần củng cố tự do và hòa bình cho thế giới. Minh họa: Stock.

Đúng là đã có một cuộc tranh cãi gay gắt nổ ra về việc liệu than nên được “cắt giảm dần” hay “loại bỏ dần”. Nhưng hướng đi là rất rõ ràng, chủ tịch COP26 Alok Sharma cho biết: “Các quốc gia đang quay lưng lại với than đá. Sự kết thúc của than đã ở trong tầm mắt". Song thật đáng tiếc chỉ 4 tháng sau, bức tranh năng lượng toàn cầu đã thay đổi, tất nhiên không theo hướng mà ông Sharma và các nhà đàm phán COP26 mong muốn.

Ngay cả trước khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, việc sử dụng than trên toàn cầu chẳng những không suy giảm, mà còn đã tăng lên mức kỷ lục trong mùa đông, khiến lượng khí thải tăng lên, trong khi việc phát triển năng lượng sạch giảm xuống dưới mức cần thiết để đạt được các mục tiêu khí hậu.

Để rồi, sau khi Nga tấn công vào Ukraine, thì cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã xuất hiện khi các quốc gia, đặc biệt là ở châu Âu, phải tìm cách nhanh chóng cắt giảm nguồn dầu khí từ Nga, đồng thời xem xét lại các cam kết cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Nhà kinh tế học Dieter Helm, giáo sư về chính sách năng lượng tại Đại học Oxford, cho biết việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch rõ ràng khó có thể phức tạp hơn. Ông nhận định: “Quá trình chuyển đổi năng lượng đã gặp khó khăn, 80% năng lượng trên thế giới vẫn là từ nhiên liệu hóa thạch. Tôi kỳ vọng rằng trong ngắn hạn, Mỹ sẽ tăng sản lượng dầu và khí đốt, cũng như ở các nơi khác. Trên hết, tiêu thụ than của EU có thể tăng lên”.

Song cùng lúc đó, các nhà lãnh đạo châu Âu đang thúc giục khối đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo để đối phó với cuộc xung đột. Tại cuộc họp thảo luận về chiến lược năng lượng toàn EU trong tuần này, các bên sẽ thúc đẩy một phản ứng xanh. Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã viết trên Twitter vào cuối tuần trước rằng: “EU phải thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch”.

Thậm chí Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner còn ví von rằng năng lượng sạch nên được coi là “năng lượng của tự do và hòa bình”. Nước này có kế hoạch cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Nga bằng cách tăng tốc năng lượng tái tạo và đạt 100% điện sạch vào năm 2035. Mặc dù Thủ tướng Olaf Scholz thừa nhận rằng trong ngắn hạn, nước này không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục mua khí đốt và dầu từ Nga.

Một số chuyên gia nói đây là thách thức, song cơ hội cũng đã được nhìn ra trong cuộc khủng hoảng hiện tại. Nó giống như việc thế giới hoàn toàn đã có thể tận dụng cơ hội trong đại dịch Covid-19 để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, khi mà việc tiêu thụ năng lượng thấp hơn nhiều trong giai đoạn đầu của đại dịch. Từng có một câu nói nổi tiếng: “Đừng bao giờ lãng phí một cuộc khủng hoảng tốt”!

Tìm cơ hội trong thách thức

Ngay cả trước khi xung đột Nga - Ukraine diễn ra, than đá đã có sự trở lại khi sự phục hồi kinh tế sau đại dịch dẫn đến nhu cầu điện năng cao. Điều này diễn ra ngay cả ở những quốc gia có mục tiêu cao cả về môi trường. Ở Mỹ, sản lượng nhiệt điện than vào năm 2021, dưới thời Tổng thống Joe Biden cao hơn so với năm 2019. Ở châu Âu, điện than tăng 18% vào năm 2021, mức tăng đầu tiên trong gần một thập kỷ.

Sau đó, cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy nhu cầu than hơn nữa. Quan điểm này đã được Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, thuộc Đảng Xanh của nước này thừa nhận vào tuần trước, khi cho rằng châu Âu buộc phải đốt nhiều than hơn khi nguồn cung cấp khí đốt từ Nga bị cắt giảm và giá khí đốt leo thang.

Giá khí đốt đạt kỷ lục trên 335 euro mỗi megawatt giờ trong tuần này, và ở mức đó, việc sản xuất điện than sẽ rẻ hơn kể cả khi tính thêm thuế carbon. Những lo ngại về an ninh năng lượng cũng góp phần vào việc một số quốc gia, trong đó có Ý, nói rằng họ có thể cần đốt nhiều than hơn để bù cho sự cắt giảm khí đốt từ Nga.

Xung đột ở Ukraine đang có tác động đến thị trường than toàn cầu, vì xuất khẩu than của Nga cũng đang có nguy cơ bị cắt giảm sau khi nước này vừa lên kế hoạch cấm xuất khẩu một số nguyên liệu thô. Rồi khi các ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty vận tải phương Tây dừng giao thương với Nga, các khách hàng tiêu thụ than ở châu Âu và châu Á hiện đang gấp rút tìm các nguồn cung thay thế và đẩy giá lên cao. Tuần trước giá than đạt hơn 400 USD/tấn, so với mức 82 USD chỉ một năm trước đây. Lưu ý, Nga chiếm khoảng 30% lượng than nhiệt nhập khẩu của châu Âu.

nang luong xanh nguon nang luong cua tu do va hoa binh hinh 2

Thế giới cần thoát khỏi sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu hóa thạch như than đá hay dầu. Ảnh: Bloomberg

Than đá cũng vẫn chiếm ưu thế ở châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc, quốc gia phát thải lớn nhất thế giới. Nước này vẫn đang xây dựng các nhà máy than mới và lượng khí thải ở đó đã tăng 4% vào năm ngoái, chiếm 1/4 tổng lượng khí thải tăng toàn cầu.  Sự gia tăng nhu cầu điện của Trung Quốc vào năm 2021 so với năm 2019 thậm chí tương đương với toàn bộ sản lượng điện của Đức và Pháp cộng lại. 

Song bất chấp những trở ngại trên, các chuyên gia năng lượng tin rằng quá trình chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch vẫn đang diễn ra, dù có thể không nhanh chóng hoặc dễ dàng như mong đợi. Scott Mackin, đối tác quản lý tại Denham Capital, một quỹ cơ sở hạ tầng bền vững có trụ sở tại Boston (Mỹ), cho biết: “Đây là những khúc cua trên đường. Động lực vẫn còn rất mạnh đối với sự chuyển đổi năng lượng, nếu nhìn vào bức tranh lớn".

Bước ngoặt sẽ xuất hiện?

Theo lộ trình phát thải ròng bằng 0 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, việc sử dụng than phải giảm một nửa trong thập kỷ này để đi đúng hướng. Trong khi đó, sản lượng điện cần phải tăng 40% trong cùng thời kỳ. Theo kịch bản đó, lượng phát thải ròng giảm xuống 0 sẽ đạt được vào năm 2050 và sự nóng lên toàn cầu vẫn ở mức dưới 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này. Song để làm cả hai việc cùng một lúc - tăng sản lượng điện và cắt giảm than - sẽ đòi hỏi sự tăng trưởng rất lớn về năng lượng tái tạo, đặc biệt là gió và mặt trời, kết hợp với lưu trữ năng lượng.

Quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh chóng như thế nào không chỉ là câu hỏi của kinh tế học, mà còn là vấn đề chính trị. Đối với các cuộc đàm phán khí hậu, chính sách của các nước chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Ukraine. Ít nhất, xung đột sẽ khiến việc hợp tác toàn cầu về biến đổi khí hậu, vốn nhất thiết phải bao gồm các nước phát thải lớn như Trung Quốc, Mỹ và Nga, sẽ trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến cho rằng những gì đang diễn ra trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine rõ ràng đã và đang tạo ra một cảm giác cấp bách rằng thế giới cần phải thoát khỏi than, dầu và khí đốt. Rất có thể, đây sẽ là một bước ngoặt để giúp các nước vượt qua mọi khó khăn dù rất lớn tới đây, để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh - “nguồn năng lượng của tự do và hòa bình”.

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế