NATO, G7, EU thể hiện đoàn kết, nhưng tránh đối đầu với Nga

Thứ bảy, 26/03/2022 07:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) An ninh đã được tăng cường và siết chặt ở Brussels khi các nhà lãnh đạo của NATO, G7 và Liên minh châu Âu (EU) tổ chức các hội nghị thượng đỉnh liên tiếp tại thủ đô của Bỉ để bàn về cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Hỗ trợ quân sự và giải pháp năng lượng

Các cuộc đàm phán cấp cao đã kết thúc với những cam kết mới nhằm mục đích gây khó khăn cho Nga hơn nữa về kinh tế, nhưng đã dừng lại ở vấn đề quân sự, do không muốn làm leo thang cuộc chiến ở Ukraine.

nato g7 eu the hien doan ket nhung tranh doi dau voi nga hinh 1

Các nhà lãnh đạo G7 chụp hình trước hội nghị thượng đỉnh tại Brussels, Bỉ vào ngày 25/3. Ảnh: DW

Các nhà lãnh đạo NATO đã nhất trí kích hoạt các đơn vị phòng thủ hóa học và hạt nhân của mình trước những lo ngại về cuộc xung đột có thể lan ra ngoài biên giới Ukraine. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo G7 nhất trí chặn các giao dịch tài chính liên quan đến dự trữ vàng quốc tế của Ngân hàng Trung ương Nga và tăng cường viện trợ nhân đạo cho Ukraine.

Về phía Liên minh châu Âu (EU), một hiệp ước năng lượng xuyên Đại Tây Dương mới đã được ký kết, đánh dấu một sáng kiến mạnh mẽ hơn của phương Tây nhằm tránh phụ thuộc vào nguồn khí đốt và dầu thô từ Nga. Theo đó, Mỹ sẽ tăng xuất khẩu khí thiên nhiên lỏng (LNG) sang EU thêm 15 tỷ mét khối trong năm nay.

Bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu, hoan nghênh thỏa thuận này và cho rằng điều quan trọng là châu Âu phải chuyển hướng khỏi Nga và hướng tới các nhà cung cấp năng lượng "thân thiện và đáng tin cậy."

"Bây giờ tất cả các nỗ lực của chúng ta nên tập trung vào việc thực thi các lệnh trừng phạt này và ngăn chặn hành vi gian lận và trốn tránh", bà nói thêm sau hội nghị thượng đỉnh EU.

Harry Nedelcu, giám đốc chính sách tại Rasmussen Global, cho biết những cam kết mới sau ba cuộc họp quốc tế cho thấy "sự thống nhất của phương Tây" khi cuộc chiến ở Ukraine đang bùng phát.

Không trực tiếp đối đầu với Nga

Hội nghị thượng đỉnh ba bên chưa từng có ở Brussels diễn ra vào thời điểm cuộc xung đột Nga - Ukraine bước sang tháng thứ hai, khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hơn 10 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

nato g7 eu the hien doan ket nhung tranh doi dau voi nga hinh 2

Tổng thống Joe Biden từng điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để trao đổi về tình hình Nga - Ukraine trước chuyến công du châu Âu. Ảnh: Reuters

Phát biểu thông qua một liên kết video trực tuyến tại hội nghị thượng đỉnh EU, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã gửi lời yêu tới các nhà lãnh đạo EU về việc kết nạp Ukraine vào khối này. Tuy nhiên, lời đề nghị của ông chỉ được ghi nhận, chứ chưa được chấp thuận ngay.

Ông Zelenskyy cũng yêu cầu các thành viên NATO hỗ trợ quân sự nhiều hơn. Người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg thừa nhận yêu cầu hỗ trợ của Zelenskyy và cho biết liên minh sẽ tiếp tục cung cấp các hệ thống phòng không tiên tiến, vũ khí chống tăng, đạn dược và nhiên liệu cho Ukraine.

Tuy nhiên, ông Stoltenberg nói rõ rằng để tránh xảy ra chiến tranh giữa các cường quốc phương Tây và Nga, NATO sẽ không gửi quân hoặc triển khai máy bay chiến đấu trên lãnh thổ Ukraine. Ông nói với các phóng viên tại hội nghị thượng đỉnh NATO: “Điều đó sẽ gây ra nhiều đau khổ hơn, thậm chí nhiều chết chóc hơn, thậm chí nhiều tàn phá hơn”.

Ngoài vấn đề trực tiếp liên quan tới cuộc xung đột Nga - Ukraine, các hội nghị thượng đỉnh ở Brussels tuần này cũng đề cập đến mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc.

Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin phát biểu trước hội nghị thượng đỉnh EU: “Nếu Trung Quốc giúp Nga, thì các biện pháp trừng phạt sẽ không hoạt động như chúng ta muốn”. Trong khi đó, Nedelcu từ Rasmussen Global cho biết Trung Quốc và phương Tây vẫn đang cố gắng đánh giá lẫn nhau giữa cuộc chiến này.

Dự kiến các nhà lãnh đạo EU sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh với những người đồng cấp Trung Quốc vào tuần tới để thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine và các mối quan hệ thương mại trong tương lai.

Huy Hoàng (theo DW, CNN)

Bình Luận

Tin khác

Cảnh sát Úc bắn chết thiếu niên có 'dấu hiệu khủng bố'

Cảnh sát Úc bắn chết thiếu niên có 'dấu hiệu khủng bố'

(CLO) Cảnh sát Úc hôm Chủ nhật (5/5) cho biết, họ đã bắn chết một thiếu niên sau khi cậu ta đâm dao một người đàn ông ở thủ phủ Perth của bang Tây Úc, trong một vụ tấn công mà chính quyền cho biết có “dấu hiệu khủng bố”.

Thế giới 24h
Số người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền nam Brazil tăng lên 55

Số người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền nam Brazil tăng lên 55

(CLO) Mưa bão gây ra mưa lớn và lũ lụt nghiêm trọng ở bang cực nam Rio Grande do Sul của Brazil trong tuần này đã giết chết ít nhất 55 người và hàng chục người vẫn mất tích, theo chính quyền địa phương cho biết vào tối thứ Bảy (4/5).

Thế giới 24h
Đại sứ Triều Tiên chỉ trích việc giám sát lệnh trừng phạt tại Liên hợp quốc

Đại sứ Triều Tiên chỉ trích việc giám sát lệnh trừng phạt tại Liên hợp quốc

(CLO) Những nỗ lực do Mỹ và các nước phương Tây khác dẫn đầu nhằm thành lập các nhóm mới để giám sát các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên sẽ thất bại, theo Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc cho biết hôm Chủ nhật (5/5).

Thế giới 24h
Ba Lan lên án các cuộc tấn công mạng của một nhóm từ Nga

Ba Lan lên án các cuộc tấn công mạng của một nhóm từ Nga

(CLO) Ba Lan lên án các cuộc tấn công mạng được cho là của một nhóm từ Nga có tên là APT28 nhằm vào Đức và Cộng hòa Czech và nói rằng họ cũng đã bị nhắm mục tiêu.

Thế giới 24h
Thêm các cuộc biểu tình của sinh viên phản đối cuộc chiến Gaza ở châu Âu

Thêm các cuộc biểu tình của sinh viên phản đối cuộc chiến Gaza ở châu Âu

(CLO) Sinh viên tại trường Trinity College Dublin ở CH Ireland và Đại học Lausanne ở Thụy Sĩ đã tổ chức biểu tình để phản đối cuộc chiến của Israel ở Gaza, tham gia vào làn sóng biểu tình phản chiến đang lan rộng ở Mỹ và trên khắp thế giới.

Thế giới 24h