Ngành chăn nuôi chịu áp lực do giá nguyên liệu tăng, nhu cầu thị trường giảm

Thứ bảy, 10/07/2021 06:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Từ đầu năm đến nay, việc giá nguyên liệu chăn nuôi tăng, trong khi nhu cầu giảm vì dịch Covid-19 và tình hình dịch tả lợn châu Phi khó lường đã khiến doanh nghiệp ngành chăn nuôi gặp khó khăn.

Ngành chăn nuôi dồn dập thách thức

Ngành chăn nuôi đang đối mặt với nhiều khó khăn lớn.

Ngành chăn nuôi đang đối mặt với nhiều khó khăn lớn.

Thông tin từ Hội Chăn nuôi Hà Nội cho biết, người chăn nuôi lợn hiện đang phải đối diện cùng lúc nhiều thách thức. Giá lợn hơi liên tục giảm một phần do ảnh hưởng dịch Covid-19, các bếp ăn tập thể, nhà hàng… dừng hoạt động khiến sức tiêu thụ giảm. Dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng tới việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, nên đẩy giá nguyên liệu lên cao.

Theo Cục Chăn nuôi, giá các loại nguyên vật liệu chính của thức ăn chăn nuôi như ngô hạt, khô dầu đậu tương, bã rượu khô có diễn biến tăng từ tháng 10/2020 đến nay, mức tăng trung bình là 30 - 35%.

Tính riêng quý 1/2021, giá ngô hạt tăng 20,3% (7.371 đồng/kg), khô dầu đậu tương tăng 12,9% (13.533 đồng/kg), bã rượu khô tăng 21,9% (8.700 đồng/kg) so với bình quân quý 4/2020.

Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm bắt đầu tăng từ tháng 12/2020, đến nay có 5 - 7 đợt tăng, mỗi lần tăng 200 - 300 đồng/kg, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Giá chi phí chăn nuôi tăng trong khi hơn 2 tháng nay, giá lợn hơi lại liên tục giảm.

Thời điểm cuối tháng 6/2021, giá thịt lợn hơi giảm khoảng 20% so với đầu năm, dao động từ 63.000 - 69.000 đồng/kg (tùy từng vùng, miền), về cơ bản thấp hơn giá thành, khiến nhiều người chăn nuôi không có lãi.

Bên cạnh đó, trên cả nước hiện không còn dịch tai xanh ở lợn, nhưng dịch lở mồm, long móng vẫn còn ở Sơn La, Hà Tĩnh; dịch tả lợn châu Phi tồn tại ở 30 địa phương. Do đó, dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ tái bùng phát. Trong khi đó, chi phí tiêm vắc-xin phòng ngừa cho đàn lợn ngày một tăng, song chưa đảm bảo hiệu quả.

Nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh thận trọng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm cuối tháng 6/2021, tổng đàn bò cả nước tăng 2,5%, lợn tăng 11,6%, gia cầm tăng 5,4% (riêng đàn trâu giảm 3,1%) so với cùng thời điểm năm 2020.

Ước tính 6 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt trên 3,2 triệu tấn, trong đó sản lượng thịt bò hơi đạt 231.000 tấn, tăng 4,2% (quý 2 đạt 106.000 tấn, tăng 4,6%); sản lượng thịt trâu hơi đạt 61.000 tấn, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2020 (quý 2 đạt 27.000 tấn, giảm 1%).

Sản lượng thịt lợn hơi 6 tháng đầu năm đạt 2 triệu tấn, tăng 8,1% (quý 2 đạt 1 triệu tấn, tăng 8,6%); sản lượng thịt gia cầm hơi đạt 932.000 tấn, tăng 6,1% (quý 2 ước đạt 450.000 tấn, tăng 6,1%); sản lượng trứng gia cầm đạt 8,4 tỷ quả, tăng 5% (quý 2 ước đạt 4 tỷ quả, tăng 5,6%); sản lượng sữa bò tươi đạt 561.000 tấn, tăng 11,2% (quý 2 đạt 285.000 tấn, tăng 12,8%).

Với sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản lượng thức ăn công nghiệp 6 tháng đầu năm ước tính đạt khoảng 10,3 triệu tấn, tăng khoảng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó thức ăn cho lợn đạt 5,1 triệu tấn, tăng 29,7% so với cùng kỳ 2020, thức ăn cho gia cầm đạt 4,6 triệu tấn, giảm 9,6% so với cùng kỳ 2020.

Ngành chăn nuôi đang có sự cạnh tranh gay gắt, bởi những năm gần đây, các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty chăn nuôi lớn trong nước tập trung đầu tư chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, năm 2021, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lên kế hoạch kinh doanh khá thận trọng.

Đơn cử, Công ty cổ phần Chăn nuôi Mitraco (MLS) đặt chỉ tiêu kinh doanh thận trọng cho năm 2021 với doanh thu 350 tỷ đồng, giảm 12,2%; lợi nhuận sau thuế 45 tỷ đồng, giảm gần 53% so với năm 2020.

Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) nhìn nhận, ngành chăn nuôi năm 2021 đối mặt với nhiều thách thức nên dự kiến doanh thu đạt 15.439 tỷ đồng, giảm 7,7%; lợi nhuận sau thuế 827 tỷ đồng, giảm gần 41% so với năm 2020.

Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VSN) đặt kế hoạch năm nay với tổng doanh thu 5.100 tỷ đồng, giảm 1%; lợi nhuận 180 tỷ đồng, giảm 12% so với năm ngoái.

Thanh Thư

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp