Ngành Giáo dục đặt mục tiêu: Không để học sinh, sinh viên nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường

Thứ bảy, 28/08/2021 09:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Năm học 2021- 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra nhiệm vụ huy động các nguồn lực để thực hiện hỗ trợ học sinh, sinh viên có cha mẹ bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, lao động mất việc.

Hội nghị toàn quốc tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 diễn ra sáng 28/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tuyến với điểm cầu trung tâm tại Văn phòng Chính phủ, kết nối với Bộ GD&ĐT, 63 tỉnh/thành phố và hơn 400 điểm cầu tại các cơ sở giáo dục đại học…

nganh giao duc dat muc tieu khong de hoc sinh sinh vien nao vi dieu kien kinh te ma khong the den truong hinh 1

Dự Hội nghị có: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Bà Nguyễn Thị Doan - nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Ông Nguyễn Đắc Vinh - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội; Bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội; Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐ, TB&XH; Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Ông Trần Văn Sơn - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;

Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, có sự tham dự của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn; Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng; Thứ trưởng Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn; Đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ.

Cùng đại diện lãnh đạo địa phương, lãnh đạo các Sở GD&ĐT 63 tỉnh thành trên cả nước.

Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 của ngành Giáo dục, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết: Năm học 2020-2021 diễn ra trong bối cảnh có nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, đặc biệt là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Năm học cũng diễn ra khi đại dịch Covid-19 hoành hành trên thế giới và bùng phát trở lại ở nước ta. Nhiều hoạt động kinh tế, xã hội bị ngưng trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, trong một thời gian dài học sinh, sinh viên không thể đến trường.

Đứng trước những yêu cầu và thách thức mới, ngành Giáo dục đã linh hoạt ứng phó, chuyển trạng thái hoạt động, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ của năm học. Ngành Giáo dục đã đạt được một số kết kết quả nổi bật như hoàn thành mục tiêu kép, vừa bảo đảm an toàn phòng chống dịch, vừa hoàn thành kế hoạch năm học và bảo đảm chất lượng giáo dục... 

Đặc biệt, một trong những vấn đề được đề cập tại hội nghị chính là vấn đề tài chính dành cho giáo dục.

Trong năm học 2020 – 2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội trong đó có lĩnh vực giáo dục.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học vừa qua tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho toàn ngành Giáo dục năm 2021 chỉ đạt khoảng 17,3% chi ngân sách cả nước, chưa đạt tỷ lệ theo quy định.

nganh giao duc dat muc tieu khong de hoc sinh sinh vien nao vi dieu kien kinh te ma khong the den truong hinh 2

Năm học 2021- 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra nhiệm vụ huy động các nguồn lực để thực hiện hỗ trợ học sinh, sinh viên có cha mẹ bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, lao động mất việc (ảnh TL).

Tỷ lệ chi cho con người (chi lương, các khoản theo lương) còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi thường xuyên tại các trường;

Nhiều địa phương chưa bảo đảm tỷ lệ tối thiểu 18% chi chuyên môn theo quy định tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg, gây khó khăn cho công tác bảo đảm chất lượng dạy và học tại các địa phương. Việc mua sắm bổ sung thiết bị theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 còn chậm.

Đặc biệt trong tình hình dịch COVID-19 học sinh phải học trực tuyến, tại những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đường truyền Internet còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Vì thế, một trong những nhiệm vụ của năm học mới (2021 – 2022) Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra, ưu tiên cân đối ngân sách để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện chương trình mới đối với lớp 1, lớp 2, lớp 6 và Chương trình GDPT 2018.

Tiếp tục thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 – 2025.

Thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ vận động, thu hút nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ phi chính phủ của các nhà tài trợ nước ngoài cho giáo dục và đào tạo, phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng nghiên cứu, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, tài trợ cho giáo dục.

Huy động các nguồn lực để thực hiện hỗ trợ học sinh, sinh viên có cha mẹ thuộc đối tượng là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, lao động mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động tự do bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, không để học sinh, sinh viên nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường.

Ưu tiên đầu tư nhằm bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển hải đảo, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo;

Phát triển các phương thức giáo dục hòa nhập, chuyên biệt và bán chuyên biệt để đáp ứng quyền được học tập của người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và phát triển nguồn học liệu để các nhóm người học này được thực hiện đầy đủ quyền học tập của mình theo luật định.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Thay đổi cách thức công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thay đổi cách thức công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

(CLO) Tới đây, mọi thủ tục thực hiện công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp sẽ thực hiện hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn.

Giáo dục
Chuyên gia chia sẻ về cách ôn tập và làm bài môn Toán để đạt điểm cao

Chuyên gia chia sẻ về cách ôn tập và làm bài môn Toán để đạt điểm cao

(CLO) Theo đề thi minh họa môn Toán, kiến thức thi vẫn trọng tâm và bám sát cấu trúc đề thi nhiều năm trước, do đó học sinh cần rèn luyện kỹ năng làm bài tránh sai sót.

Giáo dục
Cách để đạt điểm cao môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập Hà Nội

Cách để đạt điểm cao môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập Hà Nội

(CLO) Theo chuyên gia, không khó để học sinh đạt điểm 8 môn Ngữ văn, kỳ thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Giáo dục
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi Robocon lần thứ nhất, năm 2024

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi Robocon lần thứ nhất, năm 2024

(CLO) Mới đây, Cuộc thi Robocon tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất, năm 2024 đã được phát động với chủ đề “Khám phá du lịch Bắc Giang”.

Giáo dục
Sắp diễn ra cuộc thi chung kết FSchool Talent Show Hà Nam mùa thứ 2

Sắp diễn ra cuộc thi chung kết FSchool Talent Show Hà Nam mùa thứ 2

(CLO) Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng FSchool Talent Show Hà Nam 2024 sẽ diễn ra vào tối ngày 4/5 tới. Đêm thi hứa hẹn sẽ mang tới những tiết mục hấp dẫn, gay cấn và tìm ra chủ nhân xứng đáng cho ngôi vị Quán quân.

Giáo dục