"Ngày chúng ta đang sống" - Cuộc chiến của người Việt xa xứ với đại dịch Covid-19

Thứ tư, 06/05/2020 18:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Chúng tôi dường như phải hòa mình và sống trong đời sống của họ, phải hiểu và đối diện với những cuộc khủng hoảng trong tâm trí của họ” - Nhà báo Trần Xuân, đạo diễn phim tài liệu “Ngày chúng ta đang sống” chia sẻ.

Từ tâm lý hoang mang khi sống ở tâm dịch nơi đất khách quê người, chiến đấu với những cơn sốt li bì, đến niềm vui của các nhân vật khi đi qua cơn nguy kịch. Với tiêu đề “Ngày chúng ta đang sống” bộ phim tài liệu tuy không dài nhưng đã miêu tả chân thực, khách quan, chi tiết cuộc sống người Việt Nam ở nước ngoài trong đại dịch COVID-19.

Phim được nữ BTV Trần Xuân, Ban Truyền hình đối ngoại, Đài THVN xây dựng kịch bản và cũng là đạo diễn. Bộ phim bắt đầu với những cảnh quay không thể chân thật hơn về bang New York - tâm dịch của nước Mỹ, xen lẫn là lời dẫn của nhân vật, khiến người xem cảm nhận đầy đủ chân thực nhất về cuộc sống người Việt ở nơi cách xa nửa vòng trái đất.

Lựa chọn nhân vật có câu chuyện đặc biệt như... mò kim đáy bể

Mong muốn được phản ánh cuộc sống cũng như diễn biến tâm lý của những người Việt xa xứ đang từng ngày, từng giờ đối mặt với đại dịch Covid - 19 đã thôi thúc Trần Xuân cần phải có một tác phẩm truyền hình thật sớm. Và từ đầu tháng 4/2020, ê-kíp đã bắt tay vào triển khai thực hiện.

Bản đồ thống kê số ca nhiễm và ca tử vong ở châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới tăng theo đường thẳng đứng. Nhiều thành phố bị phong tỏa, các công ty, nhà máy đóng cửa, không chỉ mối lo về tài chính, thất nghiệp, nhiều người Việt ở nước ngoài lo lắng và sợ hãi.

Bộ phim tài liệu do ê-kíp của Ban Truyền hình đối ngoại sản xuất, phát sóng vào 20h30 ngày 4/5 trên kênh VTV1.

Bộ phim tài liệu do ê-kíp của Ban Truyền hình đối ngoại sản xuất, phát sóng vào 20h30 ngày 4/5 trên kênh VTV1.

Trong cuộc khủng hoảng đó, việc lựa chọn được nhân vật trong số hàng triệu người Việt ở nước ngoài gây sức ép cho ê-kíp. Trong bối cảnh nhiều nước đang thực hiện giãn cách xã hội, mọi người, mọi nhà đóng cửa thì việc tiếp cận và tìm kiếm các nhân vật hết sức khó khăn.

BTV Trần Xuân cho biết, “chúng tôi phải chia ra, mỗi người tìm kiếm ở những quốc gia nhất định, bằng mối quan hệ riêng, tìm kiếm trên Facebook. May mắn VTV4 có những mạng lưới cộng tác viên ở nước ngoài, họ là những cựu du học sinh, người lao động… đây là nguồn quan trọng để ê-kíp hỏi và tìm được nhân vật”.

Ngay sau đó, cả nhóm thực hiện hàng chục cuộc phỏng vấn, trao đổi online để tìm hiểu về cuộc sống của người Việt ở các nước là điểm nóng của tâm dịch như Mỹ, Pháp, Nhật. “Đã có rất nhiều cuộc trò chuyện, tiếp xúc với người Việt dương tính với Covid-19 hay các y bác sỹ người Việt ở nước ngoài. Tuy nhiên để lựa chọn nhân vật có câu chuyện đặc biệt giống như mò kim đáy bể” -  BTV Trần Xuân chia sẻ

Có những nhân vật phải xin ý kiến gia đình, quá trình thuyết phục cũng mất khá nhiều thời gian. Khó khăn chưa hết, nhân vật đồng ý xong lại thuyết phục để họ quay lại những cảnh điều trị bệnh ở nhà, ở bệnh viện lại càng không dễ dàng.

Trong phim nhiều cảnh quay do nhân vật tự quay, nhưng họ không có kỹ năng quay phim, vì vậy ê-kíp hàng ngày sẽ gọi điện cho nhân vật để ghi hình trực tiếp hoặc hướng dẫn họ làm sao quay lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, từ đó sẽ chọn lọc những hình ảnh chất lượng nhất.

Vì chênh lệch múi giờ nên quá trình tác nghiệp của ê-kip cũng phải thức theo giờ của nhân vật ở đất nước đó. Đối với cảnh ở Mỹ, để quay được quá trình điều trị bệnh của nhân vật dương tính với Covid - 19, ê-kip lại phải dậy lúc 5h sáng để gọi điện facetime, nhờ họ để máy ở đó để ghi hình trực tiếp qua cuộc gọi.

Đạo diễn - biên kịch - BTV Trần Xuân (áo vàng) và ê-kíp sản xuất trong một cảnh quay.

Đạo diễn - biên kịch - BTV Trần Xuân (áo vàng) và ê-kíp sản xuất trong một cảnh quay.

Trần Xuân lấy ví dụ: "Nhân vật là bác sĩ ở Pháp vì họ phải trực ở bệnh viện liên tục hầu như không có thời gian nghe điện thoại. Có lúc tôi chuẩn bị ăn cơm thì nhận được cuộc gọi của họ. Lại phải bỏ bữa ăn để thực hiện phỏng vấn ngay cho kịp”.

Với nhân vật là người phụ nữ đang tuần cuối thai kỳ, cả nhóm lúc nào cũng nín thở hồi hộp trông trờ và “canh” từng phút xem lúc nào bên kia trở dạ. Diễn biến tâm lý nhân vật ở các nước thế nào thì diễn biến tâm lý của ekip sản xuất của tương tự như vậy. “Chúng tôi dường như phải hòa mình và sống trong đời sống của họ, phải hiểu và đối diện với những cuộc khủng hoảng trong tâm trí của họ” Trần Xuân chia sẻ.

"Cuộc sống vẫn tiếp diễn dù có đau thương mất mát đến đâu”

Vì chất liệu hình ảnh nhân vật gửi về không nhiều và có những diễn biến đã xảy ra rồi không thể ghi hình lại, ê-kip lựa chọn phương pháp tái hiện dựa trên lời kể của nhân vật. Việc chọn lực diễn viên có ngoại hình gần giống, có khả năng diễn xuất tâm lý và bối cảnh phải giống với bên kia là thách thức với đội ngũ làm phim. Quá trình tái hiện mất khá nhiều thời gian và công sức.

Bộ phim được thực hiện vào đúng dịp cách ly xã hội nên việc chuẩn bị và tác nghiệp của êkip càng phải cẩn trọng.

Bộ phim được thực hiện vào đúng dịp cách ly xã hội nên việc chuẩn bị và tác nghiệp của êkip càng phải cẩn trọng.

Nhà báo Trần Xuân chia sẻ: “Thực hiện phim vào đúng dịp cách ly xã hội chúng tôi phải họp online thường xuyên, kịch bản cũng đẩy lên trên nhóm để mọi người cùng góp ý hoàn thiện. Sau đó phân công mỗi người một việc…chuẩn bị trang thiết bị, thống nhất bối cảnh, diễn viên, đạo cụ và chỉ khi quay mới gặp nhau”.

Diễn viên thực hiện vai diễn cũng phải có khả năng diễn xuất chân thực, nếu một trong số “diễn viên đóng không đạt, thiếu chân thật thì khán giả xem sẽ bị tuột cảm xúc. Vì vậy có những cảnh quay kéo dài từ sáng tới tận giữa đêm” Trần Xuân chia sẻ.

Trong kịch bản có phần hình ảnh bệnh viện và bệnh nhân, ê-kíp phải tái hiện cảnh nhân vật đang đi cấp cứu, điều trị với giường bệnh, máy thở tuy nhiên do cách ly xã hội nên không thể tới bệnh viện để thực hiện cảnh quay. Nhiều ngoại cảnh đã chuẩn bị sẵn diễn viên và đạo cụ rồi nhưng đến phút chót tất cả đều không thể thực hiện được do quy định không được tập trung đông người.

Nói về những khó khăn khi tác nghiệp, Xuân cho biết: "Chúng tôi thường ăn các món có sẵn như mì tôm hộp hay bánh mỳ vì lúc đó các hàng quán đều đóng cửa hết nên ít có lựa chọn, nhưng mọi người cũng xác định phải làm cho xong sớm việc nên tất cả phải tranh thủ".

Ngay sau khi phát sóng, bộ phim đã nhận được phản hồi tích cực từ khán giả trong và ngoài nước. 30 phút của bộ phim tuy không dài nhưng đủ để người xem đi qua nhiều cung bậc cảm xúc, từ ngạc nhiện xúc động, bồi hồi cho đến cho đến cảm phục. Những nhân vật ở tận cùng của nỗi đau, cô đơn nhưng họ đã tự mình chiến đấu bằng sự lạc quan. Nhưng trên hết họ biết rằng ở quê hương vẫn còn đó những người thân chờ đón họ trở về.

Nữ BTV Trần Xuân, Ban Truyền hình đối ngoại, Đài THVN.

Nữ BTV Trần Xuân, Ban Truyền hình đối ngoại, Đài THVN.

Kết thúc bộ phim, là câu chuyện anh Nguyễn Minh Sơn – một người Việt Nam tại Đức đã chết vì Covid-19. Di nguyện của anh sau khi mình chết sẽ hiến xác cho khoa học để nghiên cứu về virus. Cuối phim hình ảnh đứa trẻ ra đời trong tâm dịch tại Nhật là một minh chứng cho thấy “Cuộc sống vẫn tiếp diễn dù có đau thương mất mát đến đâu”.

Người Việt vẫn kiên cường bước tiếp, đối diện và chiến đấu với đại dịch Covid-19. Dù ở nơi đâu thì người Việt máu đỏ - da vàng vẫn luôn hướng về nhau, về nguồn cội. Và trên hết tình yêu thương gia đình là sợi dây gắn kết tất cả, là sức mạnh giúp họ đi qua những ngày giông bão của cuộc đời.

Luôn tìm kiếm những đề tài mới, lôi cuối khán giả trong từng cảnh quay, tạo ra một tác phẩm báo chí hấp dẫn trong mùa dịch, nhóm phóng viên trẻ Ban Truyền hình đối ngoại, Đài THVN thể hiện nỗ lực không biết mệt mỏi và sự đoàn kết của từng thành viên.

"Nếu bạn đang cần một động lực cho cuộc sống lúc này, hãy xem “Ngày chúng ta đang sống” trên VTV để cảm nhận, để sống có ích hơn, để mỗi người Việt dù đang ở đâu trên thế giới hãy tiếp tục đóng góp một phần nhỏ bé cho cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 " - BTV Trần Xuân nhắn nhủ. 

Lê Tâm

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo