Ngày Tết bàn chuyện cây nêu

Thứ bảy, 18/01/2020 18:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cứ đến 23 tháng Chạp hằng năm, bên cạnh việc thả những chú cá chép khỏe mạnh, trơn bóng tiễn ông Táo chầu trời, người ta cũng không quên dựng lên những cây nêu cao vút, rực rỡ sắc màu để xua đuổi tà ma, cầu mong an lành, may mắn.

Những cây nêu được dựng lên nhiều sắc màu trước cổng nhà ở làng quê Hà Tĩnh

Những cây nêu được dựng lên nhiều sắc màu trước cổng nhà ở làng quê Hà Tĩnh

Ông bà ta có câu “trên đầu ba tấc thần linh”, tâm linh là điều mà khoa học chưa chứng minh được nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Xuất phát từ tín ngưỡng ấy, phong tục dựng cây nêu ngày Tết để xua đuổi quỷ dữ đã trở thành một phần không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của người Việt.

Nét tín ngưỡng đẹp của dân tộc Việt Nam

Cây nêu là một thân cây dài chừng 6 mét được dựng trước sân nhà. Thân này có thể được làm từ cây mía, lồ ô, cây gạo, cây trúc… nhưng ngày nay đa phần người Việt sử dụng cây tre đã được tỉa sạch cành lá để dựng nêu. Trên ngọn cây đeo một vòng tròn nhỏ và treo những vật dụng có tính biểu tượng (theo từng địa phương) như túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo cùng những miếng kim loại lấp lánh. Khi gió thổi qua, chúng sẽ va vào nhau rồi phát ra những âm thanh như tiếng chuông gió nghe rất vui tai. Ngoài ra có nơi còn treo những chiếc đèn lồng, vàng mã hay bện thêm rất nhiều lá dứa và củ tỏi. Dù với dụng ý nào đi nữa thì, những vật treo đều tượng trưng cho mong muốn bảo vệ và tạo lập hạnh phúc cho con người. 

Ngày dựng nêu (lên nêu) thường là ngày 23 tháng Chạp âm lịch, cũng là ngày Táo quân chầu trời. Ngày dỡ nêu (hạ nêu) là ngày 7/1 âm lịch. Sở dĩ nêu được dựng lên trong quãng thời gian này vì đó là những ngày Phật cho phép quỷ được lên đất liền để viếng thăm phần mộ của cha ông tổ tiên, đồng thời ông Táo chầu trời nên ma quỷ thường nhân cơ hội lẻn vào. Vì vậy, người dân phải dùng cây nêu để ngăn chặn chúng, tránh xui xẻo.

Các gia đình chọn cho mình một cây tre cao, thẳng để làm cây nêu dựng trước nhà.

Các gia đình chọn cho mình một cây tre cao, thẳng để làm cây nêu dựng trước nhà.

Như vậy theo truyền thuyết cổ xưa, mục đích dựng cây nêu là để ngăn ngừa không cho quỷ từ biển Đông tiến vào đất liền và bén mảng đến nơi sinh sống của con người. Tuy nhiên, qua thời gian, việc trồng cây nêu ngày Tết mang ý nghĩa rộng hơn. Cây nêu trở thành biểu tượng cho sự đấu tranh giữa “thiện” và “ác”, giữa “chính” và “tà”. Đặc biệt, cây nêu còn được coi là cây vũ trụ - nối liền Đất với Trời. Tán tròn bằng giấy đỏ tượng trưng cho Mặt Trời và ngọn nêu là nơi chim thần (sứ giả của Mặt Trời) đậu. Việc tập tục dựng cây nêu không chỉ có ở dân tộc Kinh mà cả các dân tộc thiểu số như Sán Rìu, H Mông, Mường, Gia Rai….đã góp phần thắt chặt tinh thần đoàn kết dân tộc cùng nhau chống lại cái xấu của cộng động người Việt.

Ngày nay theo nhịp sống hiện đại, cây nêu thường được trang trí thêm bóng đèn nháy để trở thành vật trang trí bắt mắt cho mỗi gia đình bên cạnh đào, quất, mai mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Cùng nhau dựng nêu, thắt chặt tình cảm

Công cuộc dựng nêu khá vất vả và tốn nhiều thời gian. Người ta sẽ phải tìm một cây tre thẳng, dài chừng 5-6m, đẽo gọt sạch sẽ, thêm vật treo rồi sau đó dựng lên trước nhà. Nhưng việc càng khó, càng lâu và đòi hỏi sự tỉ mỉ thì lại càng góp phần đưa mọi người đến gần nhau hơn.

Anh Phan Đình Phú – một người dân Hà Tĩnh vừa chặt tre vừa hào hứng trò chuyện: “Năm trước tôi bận nhiều công chuyện, nhà lại chỉ có hai vợ chồng nên không dựng nêu được. Năm nay cả hai con trai của tôi đang học tập ở miền Nam đều về Tết, do đó gia đình tôi mới có điều kiện làm nêu. Vợ tôi luồn tỏi thành từng vòng và kiếm lá dứa buộc lên, tôi và con trai cả chặt tre, con trai thứ quấn bóng nháy quanh thân. Cả gia đình cùng nhau làm nên thấy được cái không khí Tết thực sự, chú ạ !”.

Được nghỉ Tết sớm, nhóm sinh viên gồm ba bạn Hiệp, Dũng, Thành cũng đang cùng nhau dựng cây nêu cho nhà Thành. Dũng tâm sự: “Bố Thành mất sớm, nhà chỉ có hai mẹ con nên năm nào em và Hiệp cũng tới nhà Thành cùng mẹ con bạn ấy chặt tre, dựng nêu để giúp cái tết ở căn nhà neo người của bạn em được ấm áp, vui vẻ hơn”.

Cùng những chiếc đèn lồng được treo trên ngọn cây nêu.

Cùng những chiếc đèn lồng được treo trên ngọn cây nêu.

Cây nêu là biểu trưng cho sự bình yên, may mắn và vui vẻ. Bởi vậy khi nêu được dựng lên, mọi người sẽ đồng lòng xua đuổi tà ma, quỷ dữ, cùng nhau sinh hoạt vui vẻ và quên hết mọi nỗi buồn, khó khăn của năm cũ.

Cùng với nhịp sống hối hả của thế kỷ XXI, tục dựng nêu ngày Tết đang dần mai một trong cộng đồng người Việt và được thay thế bằng tục chơi quất, đào, mai, ly. Hiện nay, cây nêu chỉ còn bắt gặp lác đác tại một số miền quê trên cả nước. Tuy nhiên, đây là một nét văn hóa đẹp, một tín ngưỡng độc đáo cần được duy trì để không khí Tết Việt luôn đủ đầy như câu đối đã nằm lòng trong người dân Việt chúng ta bao đời nay:

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

Một số hình ảnh cây nêu tại Hà Tĩnh:

Báo Công luận
Lá cây đùng đình được quấn xung quanh cây tre

Lá cây đùng đình được quấn xung quanh cây tre

FB_IMG_1579307833371 (1)
Báo Công luận
FB_IMG_1579307836478
Những cây nêu nhiều màu sắc được dựng lên từ đầu làng đến cuối xóm ở làng quê Hà Tĩnh.

Những cây nêu nhiều màu sắc được dựng lên từ đầu làng đến cuối xóm ở làng quê Hà Tĩnh.

Trần Phong

Tin khác

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, được xác định là cơ hội vàng để thu hút du khách về với Ninh Bình. Ngành du lịch Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón 550.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 520 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Kết nối Di sản Tràng An với các thành phố Di sản UNESCO

Kết nối Di sản Tràng An với các thành phố Di sản UNESCO

(CLO) Tỉnh Ninh Bình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc tế “Phát huy vai trò, giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới”.

Đời sống văn hóa
Thái Bình: Nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc tại lễ hội đền Mẫu năm 2024

Thái Bình: Nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc tại lễ hội đền Mẫu năm 2024

(CLO) Lễ hội đền Mẫu năm 2024 được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 27-29/4 (tức ngày 19-21/3 âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như dâng hương, tế lễ, rước kiệu truyền thống và một số trò chơi dân gian.

Đời sống văn hóa
Tổ chức chiếu phim kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2024

Tổ chức chiếu phim kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2024

(CLO) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị điện ảnh tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4, 1/5, 7/5, 19/5 năm 2024.

Đời sống văn hóa