Nghịch lý giáo dục: Dùng bằng giả vẫn theo học được tiến sĩ!

Thứ năm, 07/01/2021 15:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc học sinh lớp 1 chưa học trước chương trình, không qua mầm non 5 tuổi đều bị cô chê là tiếp thu chậm nhưng dùng bằng giả đi học tiến sĩ lại rất suôn sẻ.

Cơ quan điều tra chỉ ra 55 người sử dụng văn bằng tiếng Anh giả của Trường Đại học Đông Đô để đi học tiến sĩ đã gây chấn động dư luận.

Trong số 55 người sử dụng văn bằng để học tiến sĩ, hiện xác định có tới hơn 20 trường đại học trên cả nước có nghiên cứu sinh dùng bằng giả này để tuyển sinh đầu vào hoặc làm điều kiện xét tuyển đầu ra tiến sĩ.

Cụ thể: Đại học Quốc gia Hà Nội có 5 trường hợp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có 8 trường hợp, Học viện Báo chí - Tuyên truyền có 4 trường hợp, Đại học Huế có 4 trường hợp, Học viện khoa học xã hội 11 trường hợp…

Nhiều ý kiến bày tỏ sự khó hiểu khi người dùng bằng giả mà đường hoàng học được tiến sĩ, làm được luận án tiến sĩ, bảo vệ được trước hội đồng khoa học gồm các nhà khoa học có uy tín một cách suôn sẻ.

Đào tạo tiến sĩ hiện nay cần thiết phải được siết chặt (ảnh minh họa - nguồn internet).

Đào tạo tiến sĩ hiện nay cần thiết phải được siết chặt (ảnh minh họa - nguồn internet).

Trong khi, học sinh lớp 1 nếu không qua lớp mầm non 5 tuổi, hay học trước chương trình đều bị chê là tiếp thu chậm, không theo kịp các bạn.

Nghịch lý đó phơi bày ra nhiều vấn đề nội tại trong quá trình đạo tạo tiến sĩ hiện nay. Xung quanh vấn đề trên, Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam khi trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận thì cho rằng, đã mua bằng thì đương nhiên chất lượng không đảm bảo.

Chắc chắn đầu vào tiến sĩ không đảm bảo. Mỗi khi đầu vào kém thì đầu ra khó có thể đạt.

Ông Phạm Tất Dong cho rằng, trong đào tạo tiến sĩ đáng lẽ có một hội đồng cấp cao thẩm định kết quả cuối cùng như Liên Xô làm trước đây. Điều này mới ngăn chặn được tình trạng luận án khoa học chất lượng thấp.

Cũng liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, đã có tình giả đầu vào thì họ cũng tìm mọi cách để giả được các khâu tiếp theo trong quá trình học tiến sĩ.

Theo ông Trần Xuân Nhĩ việc đào tạo phải theo quy trình, hết bậc này mới đến bậc khác. Muốn học tiến sĩ phải đáp ứng được chuẩn đầu vào. Còn khi đã cố tình giả dối đầu vào thì quá trình học tập tiến sĩ không lấy gì đảm bảo là không giả.

"Ngay đầu vào đã gian lận thì làm gì đầu ra tốt được" - ông Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh. 

Để ngăn chặn thực trạng này, theo ông Trần Xuân Nhĩ cần phải thanh tra, phát hiện sự gian dối, đã gian dối thì phải trị. Một khi đã dùng bằng giả thì không được công nhận tiến sĩ.

Trong quá trình chỉ cần phát hiện một khâu giả thì hủy toàn bộ, ngay cả khi phát hiện hội đồng châm chước thì xem đó là một khâu giả và không có giá trị.

Trước đó, Báo Nhà báo & Công luận đưa tin, tiến sĩ Lê Việt Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng: “Nguyên nhân các trường đại học không phát hiện được là do bằng Trường Đại học Đông Đô cấp là không phải bằng giả, đó là bằng thật nhưng chất lượng giả, tư cách pháp lý các văn bằng trên là giả.

Chính vì các văn bằng được làm bằng phôi thật, không phải làm bằng phôi giả nên không thể phát hiện”.

Cũng theo tiến sĩ Lê Viết Khuyến, trên thế giới, theo thông lệ thì các trường đại học trong cùng hệ thống công nhận văn bằng của nhau.

Do thông lệ đó nên các trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam công nhận văn bằng 2 của Trường Đại học Đông Đô là điều bình thường.

Chính vì hai lý do trên nên mới có tình trạng các nhà trường đều công nhận văn bằng 2 Tiếng Anh của Đại học Đông Đô cho đến khi cơ quan điều tra chỉ ra các sai phạm.

Trinh Phúc

Tin khác

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

(CLO) Quá trình đăng ký dự thi, các thí sinh cần điền đủ thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi khi tham dự thi tốt nghiệp THPT 2024.

Giáo dục
Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục