Nghịch lý xăng dầu

Thứ sáu, 03/04/2015 23:44 PM - 0 Trả lời

Nghịch lý xăng dầu

Báo Công luận

Việc lỗ lãi của DN kinh doanh xăng dầu rất khó hiểu?

Mỗi khi giá xăng dầu tăng đều trực tiếp và gián tiếp khởi động một vòng xoáy lạm phát đan xen phức tạp và còn bị nhân bội bởi các chiêu tung tin đồn thất thiệt và đầu cơ bùng phát. Giá xăng dầu còn phản ánh và cho thấy sự minh bạch, cũng như sự lành mạnh trong cơ chế thị trường của VN trong giai đoạn chuyển đổi; đồng thời còn là thước đo và ảnh hưởng đến uy tín, cũng như hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội.

Gần đây, dư luận xã hội lại được dịp bàn luận rôm rả về nghịch lý cùng là Petrolimex, nhưng họ kêu lỗ và đòi Nhà nước bù lỗ hàng ngàn tỉ đồng khi cần giữ hoặc tăng giá xăng dầu, và tự khoe lãi cũng tới cả ngàn tỉ đồng khi cần đánh bóng tên tuổi chuẩn bị cho đợt chào bán chứng khoán sắp tới...

Khoan hãy nói tới sự chính xác của các con số đang chờ giải trình và kiểm toán, cũng như “mẹo kỹ thuật”phù phép bằng nghiệp vụ kế toán siêu đẳng nếu có, mà ở đây ta thử tìm hiểu căn nguyên sâu xa đằng sau những tuyên bố lỗ - lãi đầy nghịch lý như vậy, dù cùng một động cơ chính đáng và dễ hiểu là sao cho mình có lợi nhất như bao nhà kinh doanh thông thường khác...

Thực tế, do nhiều nguyên nhân, cho đến nay giá xăng dầu của VN vẫn chưa hoàn toàn mang tính thị trường do chưa có cơ chế cạnh tranh thị trường đầy đủ, cả về bán buôn và bán lẻ. Sau Quyết định 187, Nghị định 54 và Nghị định 55/2007/NĐ-CP là Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực từ ngày 15/12/2009. Theo Nghị định 84, DN có quyền tăng giá xăng dầu cứ 10 ngày/lần nếu tăng dưới 7% và báo cáo sau, tăng từ 7 đến 12 % thì DN được quyền tăng giá bán lẻ 7%, cộng thêm 60% của mức tăng từ 7 - 12%. Khoản lỗ 40% còn lại, DN được quyền sử dụng Quỹ bình ổn giá để bù đắp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (chỉ được dùng quỹ bình ổn khi mức tăng giá trên 7%). Và trường hợp giá thế giới tăng trên 12% thì giá xăng dầu trong nước hoàn toàn do Nhà nước quyết định. Nghị định ra đời được coi là bước tiến lớn trong việc quản lý thị trường xăng dầu khi cơ chế giám sát minh bạch hơn và tạo sự chủ động cao hơn cho DN theo cơ chế thị trường song không thể thiếu bàn tay hữu hình của Nhà nước.

Gần đây cho thấy có sự thỏa hiệp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các DN độc quyền xăng dầu khi khẳng định cơ chế mới về quản lý giá xăng dầu; Theo đó, chấp nhận mức giá hiện tại sau cú sốc tăng giá tháng 3/2011 như giá nền, gốc để so sánh và cho phép DN chủ động tăng, giảm giá xăng dầu theo sát động thái giá thị trường thế giới khi mức điều chỉnh không quá 5% giá gốc đó, còn nếu vượt mức trên thì làm phương án trình cơ quan chức năng nhà nước xem xét, phê duyệt... Đồng thời, giãn cách điều chỉnh không ngắn hơn 3 tháng/lần thay vì 10 ngày/lần như quy định trong Nghị định 84, được coi là quá dày và dễ (dù chưa khi nào) bị DN lợi dụng.

Tuy nhiên, bất cập là ở chỗ, DN dễ dàng xé nhỏ mức tăng giá dưới 5% như kiểu quản lý giá sữa mà người ta đã chứng kiến trên thực tế những năm qua. Hơn nữa, chưa có cơ chế giám sát và chế tài buộc DN hạ giá khi giá thế giới giảm nhanh và sâu. Ngoài ra, điều khiến dư luận vẫn ấm ức và chưa thỏa mãn là chưa có kiểm toán giá xăng dầu, thậm chí chưa có cả việc minh bạch và công khai hóa các chỉ số thành phần giá xăng dầu. Bộ cũng đã yêu cầu tất cả các DN đăng phần tính toán giá xăng dầu cơ sở của mình lên website của đơn vị. Cũng phải nói thêm đây là mức giá cơ sở được tính trên quy định của Nghị định 84, và các yếu tố đầu vào đều do các cơ quan nhà nước ban hành, chứ không phải giá vốn của DN; giá vốn có thể cao hơn hoặc thấp hơn xoay quanh giá cơ sở đó, phụ thuộc vào việc ký kết thỏa thuận với nhà cung ứng và thời điểm giao hàng). Chính sự thiếu tường minh cơ cấu giá xăng dầu này và sự chưa phân biệt hai loại hoạt động cho mục tiêu kinh doanh với mục tiêu “nhiệm vụ chính trị” ổn định giá và bảo đảm an ninh năng lượng, là nguyên nhân giải thích cho điều khó giải thích nhất là dù giá lên hay xuống thì DN đầu mối nhập xăng dầu luôn kêu lỗ, cơ quan chức năng thì luôn chịu cảnh” trên đe dưới búa”, ngân sách nhà nước thất thu và người tiêu dùng thì cắn răng chịu đựng vì không còn lựa chọn nào khác.

Phải chăng tất cả lợi lộc độc quyền xăng dầu đều rơi vào túi các đại lý dù là tính chất nhà nước hay tư nhân thì cũng độc quyền không kém và đang ngày cảng mở rộng trên phạm vi cả nước. Theo Bộ Công Thương, TCty dầu VN - PVOil hiện chiếm 25%, Saigon Petro chiếm 8%, còn Petrolimex chiếm khoảng 55% thị trường xăng dầu cả nước.

Tóm lại, đằng sau giá xăng dầu là bức tranh về những triển vọng lạm phát, về sự minh bạch của môi trường đầu tư và cơ chế thị trường, cũng như của uy tín, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước... Vì vậy, cần quan tâm đúng mức và sớm hoàn thiện cơ chế quản lý giá xăng dầu theo đúng cơ chế thị trường, lành mạnh, phù hợp cam kết và thông lệ thế giới, góp phần tích cực kiềm chế vững chắc lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô...

Nguyễn Minh

Tin khác

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

(CLO) Hôm nay, vùng đất Điện Biên, Tây Bắc chiến trường năm xưa, rực rỡ cờ hoa, hân hoan trong không khí tưng bừng của đại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước đó, trên khắp dải đất hình chữ S, tinh thần Điện Biên Phủ đã thấm đẫm, lan toả trong mỗi người dân Việt. Nhắc nhớ lại bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ, là để mỗi người trong chúng ta, thêm trân quý hơn giá trị vô giá của hoà bình.

Góc nhìn
Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn
Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

(NB&CL) Trong rất nhiều những nhân tố mang tính quyết định làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm về trước, không thể không kể đến vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tài năng quân sự kiệt xuất, đặc biệt là bản lĩnh hiếm có của vị Tổng Tư lệnh Chiến dịch đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Góc nhìn
Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn