Ngoại trưởng Mỹ thăm Ấn Độ, thảo luận về vấn đề Afghanistan và Trung Quốc

Thứ tư, 28/07/2021 12:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngoại trưởng Mỹ ông Antony Blinken vừa có chuyến thăm Ấn Độ. Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ sẽ gặp Thủ tướng Narendra Modi và Ngoại trưởng Subrahmanyan Jaishankar vào hôm nay (28/7) tại New Delhi, để bàn về mối quan hệ song phương và các vấn đề trong khu vực.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã tới thăm Ấn Độ hôm thứ Ba (27/7), và dự kiến ​​sẽ thảo luận về nhân quyền, Trung Quốc và Afghanistan với các nhà lãnh đạo của nước này - Ảnh: PA

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã tới thăm Ấn Độ hôm thứ Ba (27/7), và dự kiến ​​sẽ thảo luận về nhân quyền, Trung Quốc và Afghanistan với các nhà lãnh đạo của nước này - Ảnh: PA

Bài liên quan

Vấn đề Afghanistan và Trung Quốc nằm trong số các mục trong chương trình nghị sự khi ông Blinken gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar. Đây là chuyến đi đầu tiên của ông Blinken đến Ấn Độ với tư cách là ngoại trưởng.

Ông Blinken có thể sẽ tìm kiếm một liên minh chặt chẽ hơn với Ấn Độ, để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ấn Độ cũng đã cảnh giác với Bắc Kinh, sau cuộc xung đột nghiêm trọng vào năm ngoái ở biên giới Ấn-Trung. Một năm kể từ sau cuộc đụng độ, những bất đồng về biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết.

Liên quan đến Afghanistan, chính phủ Ấn Độ đang lo lắng về việc lãnh thổ này rơi vào tay Taliban, khi Hoa Kỳ và các đồng minh NATO rút toàn bộ quân đi.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết ông Blinken sẽ trao đổi các vấn đề nhân quyền dưới chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc Hindu của ông Modi. Một luật quốc tịch gây tranh cãi được thông qua vào năm 2019 dưới thời Thủ tướng Modi đã dẫn đến các cuộc biểu tình bạo lực, khi các nhà phê bình gọi chính sách này là chống Hồi giáo.

Thủ tướng Modi cũng bị chỉ trích vì kiểm duyệt các bài đăng trên mạng xã hội chỉ trích phản ứng của chính phủ ông đối với đại dịch COVID-19.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có nhiều cuộc điện đàm với người đồng cấp Modi kể từ khi lên nắm quyền vào tháng Giêng năm nay. Nhà Trắng đã đề nghị hỗ trợ để giúp Ấn Độ chống lại đại dịch và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, ông Biden cũng đề cử những người Mỹ gốc Ấn, chẳng hạn như Phó Tổng thống Kamala Harris và bác sĩ phẫu thuật hàng đầu quốc gia Vivek Murthy, vào các vị trí quan trọng trong chính quyền của mình.

Quan hệ Mỹ-Ấn đang khởi sắc hơn so với thời cựu Tổng thống Donald Trump, mặc dù có một số căng thẳng thương mại. Ông Trump từng khiến các quan chức Ấn Độ tức giận sau khi ông áp thuế đối với thép và nhôm vào năm 2019 và thu hồi quy chế thương mại ưu đãi của nước này.

Hoàng Long

Bình Luận

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h