Kỷ niệm 46 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2021)

“Ngòi bút và cây kéo”- những câu chuyện cảm động trước ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng

Thứ sáu, 30/04/2021 10:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cố nhà báo Trần Thanh Phương - nguyên Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết, sinh ra ở Đất Mũi Cà Mau, năm 14 tuổi đã tập kết ra Bắc học tập và trở thành phóng viên của Báo Nhân Dân.

Bài liên quan

Mặc dù hoạt động trên đất Bắc nhưng những câu chuyện xung quanh những người con miền Nam trên đất Bắc luôn là đề tài được ông dành nhiều sự quan tâm.

Ảnh tư liệu Hà Nội 1975 - Học sinh, sinh viên xuống đường chào mừng miền Nam giải phóng.

Ảnh tư liệu Hà Nội 1975 - Học sinh, sinh viên xuống đường chào mừng miền Nam giải phóng.

Có những câu chuyện được triển khai thành những bài viết đăng báo phục vụ bạn đọc, nhưng cũng có những câu chuyện ông cất giữ làm tư liệu lịch sử. Trong đó, câu chuyện về những người con miền Nam trên đất Bắc trước thời khắc quyết định lịch sử ở quê nhà đã được cố nhà báo Trần Thanh Phương ghi chép cẩn thận để đưa vào trong hồi ký báo chí “Ngòi bút và cây kéo” của mình. Cùng chung cảnh ngộ, không được sát cánh cùng quê hương trong cuộc chiến có tính chất quyết định để góp phần làm nên trang sử mới cho dân tộc, nên tác giả gần như đồng cảm từ cách nghĩ đến những biểu cảm, hành động có phần chân chất, mộc mạc như bản chất của những người con miền Nam.

Câu chuyện xoay quanh những người con miền Nam sống giữa Thủ đô Hà Nội nhưng tâm trí luôn hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Lòng tự hào quá lớn dành cho nơi mình sinh ra và lớn lên đã khiến cho nhiều người có những suy nghĩ, hành động gây nhiều xúc động cho người chứng kiến. Đó là những ngày sống giữa Thủ đô Hà Nội nhưng ngày ngày vẫn “căng mắt” dõi theo từng bước chân của đoàn quân giải phóng qua những dòng tin chiến thắng viết bằng phấn màu sặc sỡ ghi trên tấm bảng đen treo ở các khu vực công cộng. Mong ngóng quê nhà được sớm giải phóng đã khiến những người con miền Nam vây quanh tấm bản đồ khổng lồ treo trước cửa nơi ở của những người con miền Nam ở Hà Nội - Câu lạc bộ Thống Nhất. Điều đặc biệt khiến tấm bản đồ quê hương luôn “cuốn hút mọi ánh nhìn” suốt ngày đêm trong ngày cuối tháng 4 là chuyện sử dụng màu sơn đỏ đánh dấu để cập nhật thông tin từng vùng được giải phóng. Những cặp mắt đầy thiết tha, mong chờ cứ chạy dài trên tấm bản đồ từ bờ Nam sông Bến Hải đến chót mũi Cà Mau.

Và cũng chính vì quá nóng lòng quê nhà được giải phóng nên mới có câu chuyện vui nhưng hết sức xúc động. Câu chuyện xảy ra khi các vùng đất từ Huế, Tây Nguyên, Quảng Nam, Đà Nẵng, rồi Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Nha Trang… lần lượt được tô đỏ trên bản đồ, những con ở ở các địa phương này reo hò trong sung sướng, vỗ ngực tự hào quê mình đánh giặc giỏi.

Trong khi đó, mạch chiến thắng của quân ta bị chựng lại nhiều ngày ở Xuân Lộc (Đồng Nai) và kéo dài nhiều nhiều ngày. Vì xót ruột quê hương mình chậm giải phóng so với các địa phương khác, chiều 29/4/1975, một ông người Cà Mau nghĩ cách “động trời”: “Đêm nay, chờ người ta ngủ hết, tôi mang sơn đỏ đến sơn hết vùng đất Nam Bộ mình. Cả Côn Đảo, Phú Quốc, Cà Mau, tôi sơn thật đỏ, thật đỏ, thật đỏ để cho mọi người biết rằng nơi quê tôi đánh giặc rất cừ và Tổ quốc ta đã thống nhất toàn vẹn”.

Cũng xuất phát từ lòng tự hào - quê mình đánh giặc giỏi nhất… mà phát sinh thêm chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ”. Đó là mỗi khi màu sơn đỏ được tô ở một tỉnh thành nào đó trên bản đồ, nhiều người “nghe giọng nói đã biết nhà” nhưng cũng nhận bừa là quê mình để được reo hò hết cỡ, để được mọi người chúc mừng, để được tự hào nơi mình sinh ra. Như cố nhà báo Trần Thanh Phương đã từng chứng kiến: “Sau khi thành phố Đà Nẵng giải phóng, một ông quê ở Bình Định chính cống nhưng lại dám nói rằng quê ở Đà Nẵng. Mấy ngày sau giải phóng đến Quy Nhơn, Nha Trang lại có ông ở Đà Nẵng quả quyết rằng “tôi là dân Bình Định, dân Khánh Hòa…”. Đỉnh điểm là khi địa giới hành chính của Sài Gòn trên tấm bảng được “tô son”, trên những tấm bảng đen thông tin về sự kiện cờ cách mạng đã cắm trên Dinh Độc Lập thì cũng là lúc ai cũng nhận mình là “dân Sài Gòn chính hiệu”, không thì cũng có liên quan ít nhiều đến mảnh đất này để được vỗ ngực la hét một cách đầy tự hào”.

Thậm chí, nhiều người Hà Nội không còn giấu diếm như trước đây nữa, mà công khai danh sách những người bà con họ hàng, anh em đang làm ăn, sinh sống ở Sài Gòn… Sài Gòn kể từ giờ phút này là của chúng ta nên người dân thủ đô cũng lấy đó làm tự hào, nhiều gia đình kéo nhau đi mua pháo nổ về treo trước cửa nhà đốt mừng Sài Gòn vừa trải qua những giây phút tuyệt vời nhất trong lịch sử của dân tộc.

Những bài hát về Sài Gòn tươi đẹp, về miền Nam thân yêu cũng bắt đầu vang vọng khắp phố phường Hà Nội. Các bạn trẻ, học sinh, sinh viên ở các trường đại học và trung học thì chào đón thông tin Sài Gòn giải phóng bằng những bài hát, điệu múa chào mừng miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất hoàn toàn đầy khí thế…

Qua hồi ký báo chí “Ngòi bút và cây kéo”, qua ghi nhận của cố nhà báo Trần Thanh Phương, Hà Nội những ngày tháng 4 lịch sử của 46 năm về trước, tràn ngập nỗi hoan ca trong ngày vui chiến thắng, thật thiêng liêng nhất, thật cảm động và khó có thể nào quên, nhất là đối với những người con của miền Nam sống trên đất Bắc.

Thanh Hải

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(NB&CL) Báo chí không chỉ đồng hành cùng công cuộc bảo vệ Tổ quốc, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ, ngay trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo