Người cầm bút và “một nửa sự thật”

Thứ tư, 29/11/2017 21:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cạnh tranh thông tin độc – lạ là điều diễn ra hàng ngày. Nhưng không vì thế, nhà báo phải đưa “độc – lạ” lên hàng đầu bằng mọi giá mà quên mất cần có tính chính xác và định hướng dư luận.

Báo Công luận
 PGS.TS Bùi Hiển

Trên cơ sở kế thừa những công trình sơ khai về thuyết nhật tâm của Nicolaus Copenicus, nhà khoa học Galileo Galilei (1564 - 1642) đã công bố thuyết nhật tâm, coi Mặt trời là trung tâm vũ trụ, còn Trái đất chỉ là một thiên thể hình cầu quay quanh Mặt trời.

Khi công bố điều này, Galilei đã phải đối diện đối diện với giàn thiêu của thần quyền trung cổ vì nó trái ngược hoàn toàn với những giáo lý của Thiên chúa giáo.

Chuyện kể rằng, để giữ mạng sống, trước Tòa án La Mã, ông buộc phải không công nhận học thuyết của mình. Nhưng ngay khi bước ra khỏi tòa án, ông đã nói: “Dù sao thì Trái đất vẫn quay”.

Đến năm 1979, Giáo hoàng La Mã đã công khai và chính thức tuyên bố: Phán quyết của Tòa thánh La Mã đối với nhà khoa học Galileo Galilei trong thế kỷ 17 là một sai lầm.

Nghĩa là, sau tận ba thế kỷ, thế lực về đức tin lớn nhất trong lịch sử loài người mới công nhận điều hiển nhiên là đúng.

Báo Công luận
Ví dụ về cách viết tiếng Việt theo đề xuất của PGS.TS Bùi Hiển

Lại nói chuyện công bố khoa học: Mới đây, công trình về cải cách tiếng Việt của Phó giáo sư – Tiến sĩ Bùi Hiền, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội được công bố trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng.

PGS.TS Bùi Hiển đã đề xuất một số cải cách về cách viết tiếng Việt, giảm số lượng chữ cái trong bảng chữ cái từ 38 xuống còn 31 chữ cái. Ông cho biết, nếu áp dụng bảng chữ cái mới, việc học và ghi chép tiếng Việt sẽ đơn giản hơn, thống nhất hơn. Thậm chí, theo tính toán của cá nhân ông, nếu áp dụng thành công đề xuất của ông thì chúng ta có thể tiết kiệm 8% lượng giấy ghi chép hiện nay.

Và như một thói quen xấu xí của người Việt: Đám đông la ó, phản đối, thậm chí nhục mạ ông bằng nhiều cách không thể tưởng tượng được.

Nếu bây giờ đang ở thời trung cổ, rất có thể, người ta sẽ xông vào nhà trói ông lại và để ông chết trên giàn thiêu.

Chắc hẳn PGS.TS Bùi Hiển rất bàng hoàng, sửng sốt trước thái độ này. Rất nhanh chóng, bằng sự bình tĩnh, điềm đạm của người làm khoa học, trả lời các cơ quan ngôn luận, ông nói "rất tiếc vì việc đưa ra không đúng lúc, không đúng thời và không đúng cách". Ông nói "sẽ không lùi bước dù bị ném đá bẩn thỉu". Và quan trọng nhất, ông nói:  “Lẽ ra, báo chí chỉ nên đưa tin thôi còn đây lại đăng cả một nội dung nghiên cứu nhưng lại chưa đầy đủ, sau đó được dẫn lên mạng xã hội khiến dư luận không hiểu hết được, phản ứng gay gắt".

Vậy là đã rõ. Nguyên nhân của những mạt sát tệ hại với một nhà khoa học bắt nguồn từ việc báo chí thông tin “chưa đầy đủ”.

Trong mọi trường hợp, mọi trạng thái tâm lý, bất kì ai cũng có thể lý giải được “tâm lý đám đông”, “tâm lý bầy đàn”. Nhưng ai đã đưa đám đông đến trạng thái cuồng loạn, chửi bới, mạt sát này? Còn có thể là ai nếu không phải là những người cầm bút?

Những người làm báo – lẽ ra bằng tri thức, đạo đức, bằng sự công chính cần thiết trước thông tin mới – phải là người hiểu rõ nhất, phải bình tĩnh xem xét đầy đủ, thậm chí xem xét cả những ý kiến khác mình, trong trường hợp này có lẽ đã không thực hiện đầy đủ chức phận của một người cầm bút.

Một người nói, có thể chỉ nói cho một người, một nhóm người nghe. Nhưng mỗi lời nhà báo nói-viết ra sẽ đến tay hàng triệu độc giả. Có thể nói, trong tình huống đưa tin, bài về công trình của PGS.TS Bùi Hiển, chưa nói đến tính đúng – sai của nội dung công trình khoa học, các nhà báo - phóng viên đã thiếu đi sự cẩn trọng cần thiết.

Đời sống thông tin hiện nay đang có sự canh tranh khốc liệt. Báo chí phải cạnh tranh với cái nhanh như chớp mắt của mạng xã hội. Các cơ quan báo chí cũng phải cạnh tranh với nhau để làm sao đưa được thông tin nhanh nhất – độc nhất – lạ nhất. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, báo chí không nên tự biến mình thành công cụ nhanh nhất – độc nhất, nhưng lại thiếu chính xác nhất.

Một cái bánh mì thì vẫn là bánh mì. Còn một nửa sự thật không bao giờ là sự thật.

Tử Hưng


Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn