Người đàn ông 25 năm thầm lặng “chăm lo” mộ phần cho các anh hùng liệt sĩ

Thứ ba, 27/07/2021 06:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngót nghét hơn 25 năm làm nghề quản trang, ông Nguyễn quen thuộc hơn 2.000 phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang Quốc tế Đồng Tâm nằm ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. Với ông đây không chỉ đơn thuần là một nghề kiếm sống mà còn là tấm lòng biết ơn của ông dành cho các anh hùng liệt sĩ.

Ông Phạm Văn Nguyễn có 25 năm làm quản trang tại Nghĩa trang Quốc tế Đồng Tâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá

Ông Phạm Văn Nguyễn có 25 năm làm quản trang tại Nghĩa trang Quốc tế Đồng Tâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá

Bầu bạn với liệt sỹ

Từ thành phố Thanh Hoá tới Nghĩa trang Quốc tế Đồng Tâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá chừng hơn 100km. Phóng viên báo NB&CL đã có buổi gặp gỡ trò chuyện cùng ông Nguyễn- người có thâm niên 25 năm làm nghề quản trang, cái nghề người sống chăm lo cho người chết.

Ông Nguyễn tên thật là Phạm Văn Nguyễn, sinh năm 1967, là người dân tộc Mường, quê ở thôn Chiềng, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. 

Phía trước những dãy núi hiên ngang, hùng vỹ của thôn Chiềng là hơn 2.000 ngôi mộ liệt sỹ. Trong không gian vắng lặng hơn 2 ha đất của khu Nghĩa trang Quốc tế Đồng Tâm một người đàn ông trung tuổi với làn da rám nắng đang cặm cụi lau từng phần bia mộ liệt sĩ. Đó là ông Nguyễn, mà người dân nơi đây thường gọi với cái tên thân mật là "ông Nguyễn quản trang".

Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi bắt gặp ông Nguyễn là khuôn mặt phúc hậu, chân chất và nét trăn trở in hằn trên gò má của ông. Khi chúng tôi vừa tới, ông Nguyễn đang dở tay nhổ từng ngọn cỏ trên các phần mộ liệt sĩ, những giọt mồ hôi ướt đẫm tấm lưng của người đàn ông ngoài 50 tuổi. Ngay sau đó, ông dừng tay và dẫn đoàn chúng tôi đi thăm các phần mộ liệt sĩ có tuổi và không tên đang yên nghỉ sau những lùm tre dưới chân đồi luồng của thôn Chiềng.

Công việc hằng ngày của ông Nguyễn: cắt tỉa cây cảnh, quét dọn, làm cỏ, thu gom rác làm sạch đẹp nghĩa trang...

Công việc hằng ngày của ông Nguyễn: cắt tỉa cây cảnh, quét dọn, làm cỏ, thu gom rác làm sạch đẹp nghĩa trang...

Ông Nguyễn như "một hướng dẫn viên du lịch", vừa dẫn phóng viên đi tham quan, giới thiệu rất chi tiết, tỷ mỷ về Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc tế Đồng Tâm nằm trên khu phố Đồng Tâm, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước như một sự vinh danh, ngợi ca những người con ưu tú chỉ còn lại phần tên tạc trên đá và những biển hiệu ghi danh.

Chỉ tay về phía trước, ông Nguyễn cho biết, đây chính là nơi yên nghỉ của 2.042 liệt sĩ, ở 32 tỉnh, thành trong cả nước. Trong số đó chủ yếu là liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên đất bạn Lào trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ được quy tụ về.

Trong đó, có 16 phần mộ liệt sĩ của nước bạn Lào; 1.003 phần mộ đầy đủ thông tin; 11 phần mộ có một phần thông tin; 1.000 mộ không có thông tin và 12 mộ tập thể. Theo ông Nguyễn, ban đầu, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc tế Đồng Tâm có tên gọi là Nghĩa trang Đồng Tâm, sau đó đổi tên thành Nghĩa trang Liệt sĩ Bá Thước và đến nay là Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc tế Đồng Tâm.

Lựa chọn nghề người sống trông coi người chết như ông Nguyễn không phải ai cũng chọn.

Lựa chọn nghề người sống trông coi người chết như ông Nguyễn không phải ai cũng chọn.

Nhắc về việc mình đang làm, ông Nguyễn tỏ ra hài lòng, chia sẻ: "Gọi là nghề quản trang vì đây là nghề trông nom mồ mả ở nghĩa trang. Quả thực vậy, đây là nghề của người sống trông coi người chết".

Do đó, người làm nghề này ngoài việc đòi hỏi có sức khỏe để tạo cảnh quan, chăm sóc các phần mộ cho các anh hùng liệt sĩ nơi đây. Cùng với ông Nguyễn là 2 người phụ nữ giúp việc cũng đã ngoài tuổi tứ tuần đang cắt cỏ, tỉa cây, lau chùi bia đá.

Gắn bó với công việc quản trang tại Nghĩa trang liệt sĩ đã hơn 25 năm. Do đó, mỗi ngày của ông Nguyễn là những công việc lặp đi lặp lại. Mệt một mình, vui một mình và những lúc ngồi tự sự một mình bên cạnh các hài cốt liệt sĩ vô danh cũng thấy lòng mình thanh thản.

Những công việc thường ngày như hướng dẫn thân nhân liệt sĩ thăm viếng, thắp hương các phần mộ, cắt tỉa cây cảnh, quét dọn, làm cỏ, thu gom rác làm sạch đẹp nghĩa trang... trở thành rất đỗi quen thuộc.

Công việc của ông Nguyễn thường bắt đầu từ 6 giờ sáng cho tới khi mặt trời lên cao. Thời gian làm việc của ông cũng không cố định vì như ông nói cứ thấy có cỏ là mình làm, có lá rơi thì mình quét hay vào lúc đêm khuya có nhiều thân nhân từ xa tới thăm ông cũng mở cửa và sẵn lòng hướng dẫn.

Với 25 năm trông coi, ông Nguyễn thuộc lòng từng tên liệt sĩ, vị trí ngôi mộ, quê quán, địa điểm được quy tập về nghĩa trang Quốc tế Đồng Tâm

Với 25 năm trông coi, ông Nguyễn thuộc lòng từng tên liệt sĩ, vị trí ngôi mộ, quê quán, địa điểm được quy tập về nghĩa trang Quốc tế Đồng Tâm

Sau ngần ấy năm làm quản trang, ông Nguyễn thuộc lòng từng tên liệt sĩ, vị trí ngôi mộ, quê quán, địa điểm được quy tập về nghĩa trang. Thậm chí ông còn quen mặt từng người thân liệt sĩ mỗi khi đến viếng thăm mộ. Trong quá trình làm việc, ông còn tìm hiểu và biết được rất nhiều thông tin, quê quán về các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh và an nghỉ nơi đây, nhất là những liệt sĩ chưa rõ họ tên để cung cấp cho các thân nhân của họ. Với những ngôi mộ vô danh, không người thân thăm viếng thì ông xem các anh như người thân, chăm sóc một cách chu đáo. Ông Nguyễn không ngần ngại nói: “Tôi và các ông ở đây (mộ liệt sĩ) biết nhau hết”.

Nghề làm phúc

Dù trời nắng hay mưa, ông Nguyễn luôn miệt mài trong công việc, lặng lẽ nhặt từng ngọn cỏ trên các phần mộ, lau chùi sạch sẽ từng tấm bia. Có thể thấy, ông làm việc một cách thầm lặng như chính cái tính thâm trầm của mình. Làm công việc quản trang tuy không quá nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự cần mẫn và có cái tâm. Phải là những người yêu nghề, tự hào với công việc quản trang mới có thể gắn bó lâu dài được.

Nghĩa trang Quốc tế Đồng Tâm hiện có 16 phần mộ của nước bạn Lào được quy tụ tại đây

Nghĩa trang Quốc tế Đồng Tâm hiện có 16 phần mộ của nước bạn Lào được quy tụ tại đây

Cũng như bao việc khác, quản trang hay người ta thường gọi là trông coi nghĩa trang liệt sĩ cũng là công việc rất đỗi bình thường. Thế nhưng, với nhiều người, đây còn là một nghề mà họ chọn bằng cả lòng tôn kính để tri ân, báo đáp công lao những liệt sĩ đã xả thân mình vì độc lập dân tộc.

Để rồi, cứ mỗi năm khi chuẩn bị tới ngày Tết Nguyên đán, tháng Năm Âm lịch (đón hài cốt Liệt sĩ trở về), ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7, những người quản trang như ông Nguyễn lại tất bật hơn cho công việc chăm sóc mộ phần, tiếp đón thân nhân, người dân đến thăm viếng nghĩa trang, tri ân những anh hùng liệt sĩ. Theo ông Nguyễn, tới những dịp lễ lớn là phải làm việc cả đêm vì phải chuẩn bị đồ lễ cho cúng viếng. Mệt nhưng làm bằng cái tâm, ông cũng không ngại khổ.

Ông Nguyễn phụ trách trông coi, tiếp đón từng đoàn khách ghé thăm. Có những thân nhân đi tìm phần mộ chỉ cần đọc tên, địa chỉ là ông tra ra ngay

Ông Nguyễn phụ trách trông coi, tiếp đón từng đoàn khách ghé thăm. Có những thân nhân đi tìm phần mộ chỉ cần đọc tên, địa chỉ là ông tra ra ngay

Không chỉ phụ trách trông nom nơi đây mà ông còn là những người hướng dẫn những khách đến thắp hương, kính viếng và tham quan. Dù mỗi tháng trợ cấp theo ngân sách của huyện chưa tới 2 triệu đồng nhưng những người làm quản trang như ông Nguyễn vẫn lạc quan, vui vẻ.

Ông làm việc như để báo đáp vong linh các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của dân tộc. Bởi thế mà với ông Nguyễn, dù cuộc sống gia đình còn khó khăn nhưng ông tâm niệm chọn cái nghề chẳng mấy ai chọn như thế này ông lại thấy lòng mình thanh thản.

Làm quản trang tại nghĩa trang liệt sĩ là một nghề đặc biệt bởi tính đặc thù. Nhiều người trong số họ, dù cuộc sống còn khó khăn, song không vì thế mà nhiệt huyết, trách nhiệm với nghề giảm sút. Họ vẫn ngày đêm thầm lặng “chăm lo” cho các anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ tại nghĩa trang. Với những người như ông Nguyễn, đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui, sự tri ân với những người đã hy sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thanh Hoá cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 30 Nghĩa trang Liệt sĩ đặt tại nhiều huyện, thị, thành phố với tổng số 10.285 phần mộ.

Trong đó, có 5.668 phần mộ đầy đủ thông tin; 1.535 có một phần thông tin; 3.025 không có thông tin; 16 mộ Lào; 12 mộ tập thể; 2 mộ tượng trưng; 27 mộ vọng.

Hà Anh

Tin khác

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

(CLO) Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực. Đối tượng cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.

Đời sống
Việt Nam ghi nhận ngày nắng nóng nhất năm 2024, có nơi lên tới hơn 43 độ C

Việt Nam ghi nhận ngày nắng nóng nhất năm 2024, có nơi lên tới hơn 43 độ C

(CLO) Trong ngày đầu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiệt độ đo được tại huyện Tương Dương (Nghệ An) là 43,2 độ C, xác nhận ngày nắng nóng nhất năm 2024.

Đời sống
Hà Nội: Đi bộ vỉa hè, nữ du khách người Anh rơi xuống hố cáp ngầm

Hà Nội: Đi bộ vỉa hè, nữ du khách người Anh rơi xuống hố cáp ngầm

(CLO) Khi đang đi bộ trên vỉa hè đường Xuân Diệu (Tây Hồ, Hà Nội), nữ du khách người Anh bất ngờ rơi xuống hố cáp ngầm khiến người này bị gãy xương đùi chân phải, mắc kẹt dưới hố.

Đời sống
Người dân tại Thủ đô vui chơi, tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 bất chấp nắng nóng

Người dân tại Thủ đô vui chơi, tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 bất chấp nắng nóng

(CLO) Những ngày nghỉ lễ dịp 30/4-1/5, công viên Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội) thu hút nhiều người đến cắm trại, nướng thịt, vui chơi. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng và một lượng lớn người dân về quê nghỉ lễ nên tại công viên không ghi nhận tình trạng quá đông như dịp lễ mọi năm.

Đời sống
Người phụ nữ bị trầm cảm đi lạc hơn 300km từ Ninh Bình vào Hà Tĩnh

Người phụ nữ bị trầm cảm đi lạc hơn 300km từ Ninh Bình vào Hà Tĩnh

(CLO) Bị trầm cảm nhẹ, chị P.T.T (SN 1979, Ninh Bình) đã đi khỏi nhà từ ngày 25/4, tới tối ngày 26/4, được lực lượng Công an phát hiện và liên hệ người thân đưa người này về nhà an toàn.

Đời sống