Nhà văn Lê Lựu qua đời ở tuổi 81

Thứ tư, 09/11/2022 17:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà văn Lê Lựu - tác giả của những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng: "Thời xa vắng", "Sóng ở đáy sông" - đã qua đời ở tuổi 81, sau nhiều năm chống chọi bệnh tật.

Chiều 9/11, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam thông tin, sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật, nhà văn Lê Lựu đã trút hơi thở cuối cùng tại quê nhà.

"Chiều nay, nhà thơ Trần Đăng Khoa gọi điện thông báo cho tôi, nhà văn Lê Lựu đã trút hơi thở cuối cùng tại quê nhà huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật, hưởng thọ 81 tuổi", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thông báo trên trang cá nhân chiều 9/11.

nha van le luu qua doi o tuoi 81 hinh 1

Tác giả "Thời xa vắng" bên chiếc bàn viết lách trong phòng nhỏ của mình. Ảnh: VNE

nha van le luu qua doi o tuoi 81 hinh 2

Nhà văn Lê Lựu tại nhà riêng năm 2013. Ảnh: VNE

nha van le luu qua doi o tuoi 81 hinh 3

Một số tác phẩm “để đời” của nhà văn Lê Lựu

Nhà văn Lê Lựu sinh năm 1942, là hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1974. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như: “Mở rừng”, “Đại tá không biết đùa”, “Sóng ở đáy sông”, “Chuyện làng Cuội”, “Thời xa vắng”...

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định Lê Lựu đã cho ra đời những tác phẩm làm rung động đời sống văn học Việt Nam. Tác phẩm của ông từng được trao nhiều giải thưởng: Truyện ngắn “Người cầm súng” - giải Nhì báo Văn nghệ 1968; Tiểu thuyết “Thời xa vắng” - giải A Hội Nhà văn Việt Nam, 1990. Lê Lựu cũng vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật đợt 1...

Tiểu thuyết “Thời xa vắng” là một tác phẩm lớn của nhà văn Lê Lựu với thông điệp: Con người chỉ là người đúng nghĩa khi họ được sống là chính họ chứ không phải sống bằng những giá trị của người khác.

Tư tưởng của “Thời xa vắng” đã bẻ một bước ngoặt của văn học Việt Nam kể từ 1954. Với “Thời xa vắng”, Lê Lựu đã thay đổi đời sống văn học Việt Nam trong những năm 1980.

"Ông không chỉ là nhà văn, mà còn là sứ giả hoà bình. Lê Lựu đã sáng tạo ra những nhân vật còn sống mãi với người đọc Việt Nam như Giang Minh Sài. Và ông cũng sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc qua các tác phẩm ấy, dù thân xác không còn nơi trần thế", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.

Sinh thời, khi tự đánh giá về cuộc đời mình, Lê Lựu từng nói: "Tôi chỉ là cái gã hạng xoàng, xuất thân từ một anh chân đất mắt toét, đánh dặm mò cua bắt ốc, giờ trở thành nhà văn, cán bộ cao cấp trong quân đội, đó là thứ trời cho, may mắn lắm rồi".

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

(CLO) Đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế lần đầu tiên tổ chức tái hiện lễ hội cúng thần núi Tậc ka koong với các nghi thức truyền thống.

Đời sống văn hóa
20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

(CLO) Liên hoan tiếng hát Làng Sen 2024 là bản hòa tấu ngân vang được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước.

Đời sống văn hóa
Hình bàn chân trên đá

Hình bàn chân trên đá

(CLO) Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại dọc Trường Sơn, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh - người đã hai lần vào Trường Sơn làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước đã đến thăm Bảo tàng Trường Sơn, xúc động viết bài thơ "Hình bàn chân trên đá". Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài thơ này cùng bạn đọc.

Đời sống văn hóa
Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Những ngày này, đường phố tại Thủ đô Hà Nội được trang hoàng băng rôn, áp phích, cờ đỏ sao vàng... để hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Đời sống văn hóa
Mường Phăng xưa và nay

Mường Phăng xưa và nay

(NB&CL) Trong đời làm báo, ai cũng coi những vùng đất lịch sử, cách mạng, văn hóa hằn sâu trong tâm trí. Với tôi, đó là Mường Phăng, một cánh rừng nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên 12 km theo đường chim bay, nơi đặt trụ sở của Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, mà người đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người được Bác Hồ giao nhiệm vụ là “tướng quân tại ngoại” quyết định toàn bộ các hoạt động của chiến dịch trong 56 ngày đêm ròng rã để làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vào ngày 7/5/1954.

Đời sống văn hóa