“Nhà văn Ngô Tất Tố trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại”

Thứ tư, 26/06/2019 15:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đây chính là chủ đề cuộc hội thảo do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, để một lần nữa khẳng định, Ngô Tất Tố là một tên tuổi lớn, một ngôi sao sáng thuộc thế hệ đầu của nền văn hóa quốc ngữ, với những đóng góp to lớn đặt nền móng cho tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.

Nhà văn Ngô Tất Tố. Ảnh: TL

Nhà văn Ngô Tất Tố. Ảnh: TL

Nhà văn Ngô Tất Tố (1894 - 1954) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước năm 1954.

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh nhấn mạnh: "Ngô Tất Tố là một tên tuổi lớn, một ngôi sao sáng thuộc thế hệ đầu của nền văn hoá quốc ngữ, đã có những đóng góp to lớn đặt nền móng cho tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp của Ngô Tất Tố đa dạng, phong phú và đạt đến tầm xuất sắc trên 5 lĩnh vực: Văn học, báo chí, khảo cứu, dịch thuật, dịch lý".

Ngô Tất Tố là một nhà yêu nước, từ truyền thống yêu nước của gia đình, ông đến với văn hóa Việt Nam và bằng hoạt động rộng lớn đó, ông góp công to lớn vào cuộc khởi động gian khổ và mạnh mẽ để văn học nhập cuộc vào quỹ đạo lớn của dân tộc là: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội. Từ một nhà yêu nước, Ngô Tất Tố trở thành chiến sỹ cách mạng, là thành viên Hội Văn hóa Cứu quốc, người hướng dẫn tinh thần cho lực lượng võ trang địa phương những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Ông là một trong những người sáng lập Hội Văn nghệ Việt Nam.

Tại hội thảo, tham luận của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học đã thêm một lần nữa đánh giá về quá trình lao động của nhà văn Ngô Tất Tố trong sự nghiệp văn học và báo chí. Ảnh: toquoc

Tại hội thảo, tham luận của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học đã thêm một lần nữa đánh giá về quá trình lao động của nhà văn Ngô Tất Tố trong sự nghiệp văn học và báo chí. Ảnh: toquoc

Mặc dù nghiệp văn của Ngô Tất Tố nằm trọn nửa đầu thế kỷ XX, nhưng người đọc vẫn đặt ông vào hàng những đại văn gia thế kỷ, bởi ông luôn là con người của thời sự, hiện đại. Không chỉ là nhà văn thấu hiểu và viết sâu sắc về cuộc sống của người nông dân, nông thôn, Ngô Tất Tố còn là nhà một báo sắc sảo thời bấy giờ.

Tại hội thảo, tham luận của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học đã thêm một lần nữa đánh giá về quá trình lao động của nhà văn Ngô Tất Tố trong sự nghiệp văn học và báo chí. Theo đánh giá của nhà thơ Vũ Quần Phương, về văn chương nước nhà, trong hai cuốn văn học thời Lý và thời Trần, nhà văn Ngô Tất Tố đã tuyển và dịch được nhiều bài tiêu biểu. Riêng về thơ, những bản dịch của ông thường sát nghĩa và chuyển tải được đầy đủ nhất vẻ đẹp của ý thơ như bài “Cáo tật thị chúng của Mãn Giác”.

Ánh sáng trong tác phẩm của Ngô Tất Tố luôn luôn có sức rọi sâu và xa bởi sự nghiệp của ông là dự cảm, phát ngôn, hiện thân những vấn đề lớn của đất nước, nhân dân”, nhà văn Phong Lê nhận định.

Ngô Tất Tố- Tắt đèn

Nói về sự nghiệp làm báo của Ngô Tất Tố, nhà văn Lại Nguyên Ân nhấn mạnh: "Hoạt động làm báo của Ngô Tất Tố đã được mô tả khá rõ trong nhiều bài báo và sách nghiên cứu khác nhau. Một điều khá thú vị về nghề báo của Ngô Tất Tố trong những năm 1938 - 1940 đã cùng một số nhà báo khác, viết và biên tập cùng lúc cho hai tờ báo là “Thời vụ báo” xuất bản ở Hà Nội và “Tuần lễ” xuất bản ở Vinh".

Vì thế, với những đánh giá này đã thêm một lần nữa không chỉ làm rõ hơn những nhận định về tài năng, đóng góp của nhà văn Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam nói riêng, sự nghiệp giải phóng dân tộc nói chung mà còn góp phần khẳng định tư cách nhà văn hoá, tư cách nhân vật lịch sử Ngô Tất Tố trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học, nền báo chí và nền văn hóa Việt Nam.

P.V

Tin khác

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa